2.2. Thực tiễn áp dụng khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
2.2.4. Thực tiễn áp dụng về việc rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
sự của người bị hại
được khởi tố vụ án hình sự mà vì một lý do nào đó họ rút đơn yêu cầu thì trên thực tế quy định của pháp luật nếu họ rút đơn trong giai đoạn nào thì vụ án sẽ bị đình chỉ ở giai đoạn đó. Cụ thể: sau khi khởi tố vụ án hình sự mà họ rút đơn yêu cầu khởi tố thì cơ quan điều tra hủy các quyết định khởi tố; trong giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra ra các quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can; trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát ra các quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can; trước khi mở phiên tòa sơ thẩm Tòa án ra các quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can. Khoản 2 điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định:
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức [32, Điều 105]. Quy định này trong thực tiễn phát sinh nhiều bất cập như sau:
Thứ nhất, khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm 2003 được hiểu là chỉ người nào đã yêu cầu khởi tố mới có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án. Nếu người bị hại đã yêu cầu khởi tố thì người đại diện hợp pháp của họ không được rút đơn yêu cầu và ngược lại, nếu người đại diện hợp pháp của người bị hại đã yêu cầu khởi tố vụ án trước khi vụ án được xét xử nếu chính người bị hại muốn rút đơn thì cũng không có quyền đó mà phải do người đại diện hợp pháp đã làm đơn yêu cầu rút đơn yêu cầu rút đơn thì yêu cầu đó mới được chấp nhận. Đây là một quy định thiếu tính linh hoạt đã gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng cũng như cho chính quyền lợi của người bị hại cũng như người đại diện hợp pháp của họ. Ví dụ: Nguyễn Văn A hiếp dâm Nguyễn
Thị B (đã thành niên). Chị B làm đơn yêu cầu khởi tố hành vi hiếp dâm của A. Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, Viện kiểm sát truy tố bị can A theo khoản 1 Điều 111 BLHS. Sau đó chị B chết vì tai nạn giao thông. Trước ngày mở phiên tòa, mẹ của chị B làm đơn xin rút yêu cầu khởi tố vụ án và được Tòa án chấp nhận [23, tr.32] vụ án này có nhiều quan điểm giải quyết khác nhau, quan điểm thứ nhất cho rằng việc Tòa án chấp nhận cho mẹ chị B rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án và ra quyết định đình chỉ vụ án là không có căn cứ pháp luật vì mẹ chị B không phải là người đã yêu cầu khởi tố vụ án [23, tr.32]. Quan điểm thứ hai lại cho rằng người đại diện hợp pháp trong trường hợp người bị hại chết hoàn toàn có thể rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án và việc Tòa án ra quyết định đình chỉ là hoàn toàn có căn cứ pháp lý [40, tr.34]
Từ ví dụ trên cho thấy, quy định này của pháp luật không rõ ràng, dễ gây áp dụng không nhất quán khi các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật, còn người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ khi người đã yêu cầu khởi tố vụ án chết thì vẫn phải tham gia tố tụng vì họ không có quyền rút đơn yêu cầu khởi tố.
Thứ hai, cũng theo tinh thần quy định của pháp luật trên thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ chỉ có thể rút đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa sơ thẩm. Nếu tại phiên tòa sơ thẩm những người đã yêu cầu khởi tố mà rút yêu cầu thì sẽ không thể dẫn tới việc đình chỉ vụ án. Vậy Hội đồng xét xử sẽ xử lý thế nào trong trường hợp này? Đây là vấn đề cần nghiên cứu để hoàn thiện tránh tình trạng lúng túng, áp dụng không thống nhất pháp luật khi có những trường hợp như trên xảy ra.
Thứ ba, thông thường trong một vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nếu chỉ có một bị can, bị cáo thì khi người đã yêu cầu tự nguyện rút đơn thì vụ án phải được đình chỉ. Nhưng trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà người bị hại chỉ rút đơn yêu cầu với một hoặc một số bị can,
bị cáo thì hậu quả pháp lý của của việc rút đơn yêu cầu khởi tố sẽ được giải quyết ra sao? Vụ án được đình chỉ hay tiếp tục giải quyết?