2.2. Thực tiễn áp dụng khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
2.2.5. Một số vấn đề khác
Về thời điểm người bị hại khởi tố vụ án. BLTTHS chưa quy định thời điểm người bị hại khởi tố vụ án. Trên thực tế, khi tội phạm thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu xảy ra, khi chưa có yêu cầu của người bị hại nhưng để đảm bảo cho quá trình điều tra vụ án được thuận lợi, CQTHTT vẫn ra quyết định khởi tố vụ án tạo tiền đề để làm các thủ tục khác, tránh việc người phạm tội bỏ trốn, gây khó khăn cho cơ quan Điều tra. Sau khởi tố, nếu thấy vụ án thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, cơ quan có thẩm quyền sẽ hợp thức hóa bằng việc triệu tập người bị hại, hướng dẫn họ làm các thủ tục lùi lại ngày tháng đưa ra yêu cầu để phù hợp với quyết định khởi tố vụ án trước đó. Như vậy, việc khởi tố vụ án nêu trên đều là vi phạm pháp luật tố tụng hình sự.
Pháp luật tố tụng hình sự cũng chưa quy định về nội dung và hình thức của yêu cầu khởi tố dẫn đến nhiều trường hợp lời khai của người bị hại bị làm sai lệch hoặc vì lý do nào đó người bị hại phủ nhận yêu cầu mà trước đó đã trình bày. Nhiều trường hợp người có yêu cầu lúng túng không biết phải viết yêu cầu thế nào cho đúng, không thể hiện được ý chí mình định viết trong đơn, vì vậy nếu đơn chỉ yêu cầu chung chung là xử lý sự việc theo pháp luật thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vụ án khi không biết định hướng giải quyết vụ án như thế nào?. Ví dụ: có trường hợp người bị hại bị làm nhục, sau khi gửi đơn với nội dung yêu cầu cơ quan điều tra “giải quyết việc người đàn ông hành hung người đàn bà” đã
bỏ đi khỏi địa phương [28, tr.267] nên không thể xác định lại yêu cầu chính
xác của họ. Có những quyết định giám đốc thẩm của Tòa hình sự TANDTC hoặc quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSNDTC cho rằng: việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình báo tại công
an phường và đề nghị xử lý người có hành vi phạm tội trước pháp luật là yêu cầu khởi tố. Ví dụ: Trần Thị Thu Q. bị đánh ngất. Giám định pháp y kết luận tỉ lệ thương tật của Q là 15%. Mẹ đẻ của Q là bà Từ Thị U. có đến công an phường trình báo và “đề nghị công an phải xử lý những người đánh con bà ra trước
pháp luật và phải bồi thường tiền thuốc men chữa bệnh”. Theo Quyết định giám
đốc thẩm số 74/HS-GĐT ngày 31/8/2000 của Tòa hình sự TANDTC, việc tòa án cấp phúc thẩm cho rằng người bị hại không có đơn yêu cầu khởi tố để đình chỉ vụ án là không đúng pháp luật.
Vì vậy, pháp luật cũng nên có quy định rõ ràng về hình thức của yêu cầu khởi tố để có sự thống nhất, tránh lãng phí không đáng có.
Như vậy, bên cạnh việc các quy định của pháp luật chưa đầy đủ, thì sự nhận thức và áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng đã dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm, không đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ, vi phạm thủ tục tố tụng, làm cho chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH