Nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức quản lý ngân sách nhà nước tạ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Luang Prabang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 148 - 151)

8. Cấu trúc của luận án

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP

4.2.4. Nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức quản lý ngân sách nhà nước tạ

nhà nước tại tỉnh Luang Prabang

Công chức luôn là khâu trọng yếu trong mọi chủ trương, chính sách. Vấn đề không phải là ở số lượng mà chính là chất lượng công chức. Chất lượng công chức thể hiện trên một số phương diện: Tư cách (thái độ trong công việc, quan hệ với đồng nghiệp, hành xử với công dân), Năng lực (trình độ chuyên môn, thời gian công tác, kinh nghiệm, quá trình rèn luyện, tự bồi dưỡng,…) và Hiệu suất (mức độ hoàn thành công việc được giao, thời gian thực hiện, những sai sót và khả năng hoàn thiện sai sót, tác động ra bên ngoài của việc hoàn thành công việc được giao…).

- Đổi mới công tác tuyển dụng công chức quản lý NSNN.

Công tác tuyển dụng công chức cần tiếp tục đổi mới theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo tuyển chọn được người có đức, có tài vào làm việc trong lĩnh vực NSNN. Thực hiện tốt chính sách thu hút và ưu tiên trong tuyển dụng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý NSNN của tỉnh. Công tác tuyển dụng cần đảm bảo các nguyên tắc: Dựa trên yêu cầu của công việc; tuân thủ những quy định của Nhà nước, phù hợp với định hướng lãnh đạo của Đảng trong từng

thời kỳ; đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống ngành tài chính về phương pháp, cách thức tiến hành tuyển chọn công chức.

Mặt khác khi tuyển dụng cần tuyển người đúng vị trí chức danh và đúng chuyên ngành đào tạo, tránh tình trạng bố trí công việc không đúng chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế tình trạng giao cho công chức tài chính làm kiêm nhiệm và từng bước hoàn thiện nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý NSNN.

- Sử dụng hợp lý công chức quản lý NSNN.

Cần phải xây dựng hệ thống các quy định về sử dụng công chức quản lý NSNN cơ sở thực tài, năng lực thực tế giải quyết công việc và kết quả thực hiện công việc. Từng bước triển khai mỗi vị trí công việc phải có mô tả công việc giúp cho việc tuyển dụng, phân công theo dõi kết quả thực hiện.

Thực hiện tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ công chức quản lý NSNN, yêu cầu những công chức này phải có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo và bồi dưỡng tốt, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế xã hội cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước, có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc được giao.

Định kỳ luân chuyển công chức nhằm xây dựng một đội ngũ công chức "vừa hồng vừa chuyên". Có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, tăng cường trách nhiệm cá nhân, tạo lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.

- Đổi mới công tác đánh giá công chức quản lý NSNN.

Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, hàng năm các cơ quan phải rà soát và đánh giá phân loại công chức theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý… và căn cứ vào kết quả rà soát để xây dựng, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng công chức. Những công chức không có đủ trình độ, khả năng chuyên môn sẽ bố trí việc khác, đào tạo lại hoặc cho thôi việc.

Để đánh giá công chức một cách khách quan làm cơ sở cho công tác khen thưởng, thực hiện chế độ về lương, thưởng phù hợp thì cần xây dựng khung năng lực công chức chuẩn. Đồng thời đổi mới công tác đánh giá công chức để hướng tới đánh giá dựa trên kết quả thực thi công vụ. Xác định vai trò của người đứng đầu, chú trọng vai trò của người thủ trưởng trong phân công, sử dụng, đánh giá công chức và chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc của mình.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức quản lý NSNN. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý NSNN cho đội ngũ công chức làm công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị dự toán để mọi người hiểu và nhận thức đúng được yêu cầu của quản lý NSNN và chức năng nhiệm vụ cũng như thẩm quyền của mình, đồng thời tự tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm để có đủ khả năng thực thi công vụ. Công tác đào tạo và đào tạo lại phải được đặc biệt chú trọng để đảm bảo công chức quản lý NSNN hiểu rõ những chủ trương, chính sách của Nhà nước và hội nhập kinh tế, từ đó vận dụng vào quá trình hoạch định chính sách cũng như quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ một cách tự tin.

Xây dựng chiến lược quy hoạch công chức quản lý NSNN bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý đào tạo kiến thức về quản lý nhà nước, kinh tế thị trường, ngoại ngữ, tin học… Gắn việc đào tạo bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của từng công chức. Quan tâm chế độ tiền lương và thu nhập của đội ngũ công chức này sao cho họ có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ được giao. Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức và xử lý nghiêm minh các trường hợp cố ý làm sai trong quản lý NSNN. Xây dựng kế hoạch khả thi đào tạo đội ngũ kế cận ở trong và ngoài nước.

Phát triển công chức công nghệ thông tin, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng công chức nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt các công chức tài chính tham gia vào xây dựng lực lượng công chức tin học theo hướng chuyên nghiệp, được tổ chức tốt và yên tâm công tác lâu dài, coi đó là sự cần thiết và là mục tiêu rất quan trọng của hệ thống quản lý NSNN.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Luang Prabang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)