8. Cấu trúc của luận án
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀ
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước
nhà nước
Nội dung này có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. - Các công trình trong nước:
+ Khamphan Keomany (2018), “Kinh nghiệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của một số nước và bài học có thể vận dụng đối với Lào và tỉnh Attapư", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, Số 09/2018.
Quản lý ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý luôn là vấn đề nóng và thực sự cần thiết của bất kỳ quốc gia nào. Việc phân cấp và quản lý ngân sách một cách đúng đắn hệ thống không chỉ là giảm bội chi ngân sách, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội một cách tích cực nhất. Trong khuôn khổ bài viết tác giả muốn nêu kinh nghiệm quản lý ngân sách ở một số nước để từ đó rút ra bài học trong quản lý ngân sách ở CHDCND Lào.
- Các công trình ngoài nước:
+ Hạng Hoài Thành (2008), Quản lý tài chính của Trung Quốc (bản dịch), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Cuốn sách bao gồm 16 chương. Nội dung cuốn sách đề cập một cách rất toàn diện các vấn đề quản lý tài chính: quản lý dự toán ngân sách, Kho bạc
nhà nước, chi tiêu công, bảo hiểm xã hội, thuế và phí, nợ quốc gia, vốn nhà nước tại doanh nghiệp… Ngoài ra, tác giả còn trình bày quản lý kế toán, giám sát tài chính, tin học hóa trong quản lý tài chính và một vấn đề đáng quan tâm là quản lý tài chính trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Từ năm 1998 đến nay, Trung Quốc đã thúc đẩy thực hiện cải cách chế độ quản lý dự toán, lấy cải cách dự toán ngành và phân loại thu chi dự toán làm nội dung chủ yếu và là trọng điểm của cải cách tài chính. Đây cũng là bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam khi hiện nay, công tác quản lý dự toán chưa được chú trọng, công tác quản lý chỉ tập trung vào khâu chấp hành và quyết toán. Chương 7, tác giả đề cập đến quản lý thu thuế.
+ Lưu Đức Hải (2015), “Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý, sử dụng ngân sách và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán.
Thông qua việc nghiên cứu quy trình lập ngân sách và quản lý chi ngân sách của Hoa Kỳ và quản lý chi ngân sách của Cộng hòa Liên bang Đức, Lưu Đức Hải đã rút ra hai bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Một là, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước từ khâu lập dự toán. Hai là, tăng cường chức năng giám sát và bổ sung chế tài nhằm bảo đảm thực thi kỷ luật ngân sách.