8. Cấu trúc của luận án
4.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
4.1.3. Quan điểm hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh của tỉnh Luang
của tỉnh Luang Prabang
Để hoàn thiện công tác quản lý NSNN tỉnh Luang Prabang, cần quán triệt các quan điểm sau đây:
Một là, quản lý NSNN theo kết quả.
Trước sức ép về phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập, nhu cầu của xã hội về nâng cao chất lượng hàng hóa công, đòi hỏi Nhà nước phải đổi mới phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra.
Quản lý ngân sách theo đầu ra là một hoạt động quản lý ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển của chính phủ.
Quản lý ngân sách theo đầu ra có một số đặc điểm cơ bản: ngân sách lập theo tính chất “mở”- công khai, minh bạch. Các nguồn lực tài chính của Nhà nước được tổng hợp toàn bộ vào trong dự toán ngân sách; ngân sách
được lập theo thời gian trung hạn; ngân sách được lập dựa vào nhu cầu, hướng tới khách hàng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; ngân sách hợp nhất chặt chẽ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư; ngân sách lập dựa trên cơ sở nguồn lực không thay đổi trong trung hạn và do vậy, đòi hỏi phải có cam kết chặt chẽ; Phân bổ ngân sách dựa theo thứ tự ưu tiên chiến lược; Phi tập trung hóa trong quản lý ngân sách, người quản lý được trao quyền chủ động trong chi tiêu.
Quản lý ngân sách theo đầu ra góp phần đổi mới chính sách quản lý nguồn lực của khu vực công nhằm thiết lập 3 vấn đề cơ bản trong quản lý chi tiêu công, đó là: tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể; phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính theo các mục tiêu ưu tiên chiến lược trong giới hạn nguồn lực cho phép; nâng cao hiệu quả hoạt động về cung cấp hàng hóa công.
Quản lý ngân sách theo đầu ra tăng cường các nguyên tắc quản lý tài chính của khu vực công với mục tiêu là cải thiện sự phân phối và quản lý nguồn lực, việc thực hiện cung ứng hàng hóa công và tính minh bạch, trách nhiệm. Quản lý NSĐP cho phép chính phủ và cơ quan đặt đúng quy trình thông tin cần thiết nhằm:
- Xác định cái gì sẽ đạt được (kết quả mong muốn).
- Xác định, chi tiết và đo lường (chi phí và số lượng) cái gì nên được làm (các đầu ra được sản xuất/ hoặc mua sắm); cái gì sẽ được làm (các đầu ra sẽ được sản xuất/ hoặc mua sắm).
- Minh họa và kiểm tra mối liên hệ giữa cái gì được sản xuất/mua sắm (các đầu ra) và cái gì sẽ đạt được (các kết quả) so với cái gì nên đạt được (các kết quả mong muốn).
- Nguồn lực tài trợ cho các đầu ra cần thiết để đạt được các kết quả mong muốn.
Quản lý ngân sách theo đầu ra đặt chính phủ và các cơ quan vào vị trí để đảm bảo rằng các đầu ra theo yêu cầu để được tài trợ mà nó được xác định
thông qua những mối liên hệ được miêu tả với các kết quả; các đầu ra theo yêu cầu được tài trợ ở những mức độ khối lượng, giá cả và chất lượng cụ thể; các đầu ra hướng tới mục tiêu và được cung cấp trong khuôn khổ thời gian yêu cầu.
Hai là, thực hiện nghiêm túc các văn bản về NSNN.
Ban hành đồng bộ hoá và tiếp tục hoàn thiện luật NSNN. Đồng thời giáo dục, nâng cao trình độ cho toàn dân, cho các chủ thể của nền kinh tế cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chức năng trực tiếp làm công tác quản lý NSNN.
Chấp hành nghiêm chỉnh Luật NSNN, Luật thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, pháp lệnh về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tăng cường kiểm tra kiểm soát, đưa dần các khoản chi ngân sách trên địa bàn đi vào nền nếp theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. Từng bước nâng số huyện tự cân đối được ngân sách. Khai thác triệt để mọi nguồn thu ngân sách từ các khu vực kinh tế, trong đó huy động tối đa các nguồn thu trong nước để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách.
Ba là, cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp tỉnh.
Phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp tỉnh để tăng cường tính chủ động của cấp NSĐP, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu như nâng cao tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN, cụ thể tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng (như giao thông, đường điện, trường học, trạm y tế) và các vấn đề phúc lợi xã hội (như xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội…).
Bốn là, đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách trên địa bàn. Nhằm tạo NSNN cho tỉnh phải tranh thủ các nguồn nhưng không tận thu, mà phải động viên nguồn thu ngân sách một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu chỉ trên cơ sở vừa bồi dưỡng và phát triển nguồn thu, vừa kiểm soát và tập trung khai thác một cách hợp lý và có hiệu quả các nguồn thu.
Tích cực khai thác mọi nguồn thu cho ngân sách từ các khu vực kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng, triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên, ưu tiên chi đầu tư phát triển. Tổ chức tốt thực hiện dự toán thu, chi ngân sách đã được UBND các huyện, thành phố thông qua hàng năm. Đảm bảo chi ngân sách phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội do địa phương đề ra.
Động viên các khoản thuế, phí vào NSNN song phải giải quyết hài hoà được lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp, xã hội, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiến trình hội nhập khu vực, quốc tế, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn lậu thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ mọi nguồn thu vào NSNN.
Năm là, thực hiện tốt công tác phân phối và sử dụng vốn NSNN.
Để phân phối và sử dụng vốn NSNN có hiệu quả thì cần thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, chấm dứt tình trạng các khoản chi bao cấp tràn lan của cơ chế trước đây. Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Thực hiện phương pháp cân đối ngân sách một cách khoa học để vừa phát huy tốt các nguồn lực bên trong và tranh thủ cao độ, có hiệu quả nguồn lực tài chính bên ngoài; vừa phù hợp với pháp luật của Nhà nước Lào, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và bảo đảm sự chủ động của NSNN.
Đổi mới chế độ phân cấp quản lý NSNN theo hướng giảm bớt chức năng quản lý kinh tế của chính quyền địa phuơng, tránh để tình trạng phân tán và sử dụng kém hiệu quả nguồn vốn ngân sách.
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH CỦA TỈNH LUANG PRA BANG