Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Luang Prabang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 63 - 67)

8. Cấu trúc của luận án

2.2. QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH

2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh

nhiệm trước UBND các cấp về nghĩa vụ thu nộp, quản lý, sử dụng NSNN và các yêu cầu cụ thể trong quá trình quản lý NSNN;

+ Các cơ quan thanh tra, kiểm tra thực hiện kiểm tra tính tuân thủ trong việc chấp hành các chính sách, chế độ quản lý NSNN. Cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm toán NSNN các cấp và có trách nhiệm báo cáo với quốc hội, chính phủ.

Việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán NSNN đòi hỏi phải quản lý theo quy trình NSNN. Mỗi khâu của quy trình NSNN có ý nghĩa, tác dụng riêng đối với quản lý NSNN, đồng thời các khâu này lại có tác động qua lại lẫn nhau, bổ trợ nhau trong quản lý nhằm đảm bảo quản lý NSNN một cách hữu hiệu và có hiệu quả cao. Kiểm tra, giám sát NSNN là một hoạt động quan trọng, bảo đảm cho NSNN được quản lý chặt chẽ, tuân theo các quy định của pháp luật, đúng mục đích và có hiệu quả. Mặt khác, kiểm tra, giám sát NSNN sẽ góp phần kiểm nghiệm tính phù hợp của pháp luật về NSNN, phát hiện những bất cập, lạc hậu hoặc kẽ hở trong các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bổ sung, sửa đổi kịp thời và sát với thực tiễn, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu quản lý NSNN.

2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh cấp tỉnh

Quản lý NSNN thực chất là hoạt động QLNN trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Quá trình quản lý NSNN thường bị chi phối bởi các nhân tố sau khách quan, chủ quan sau đây:

- Thể chế kinh tế

Thể chế là hệ thống luật pháp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới NSNN. Một quốc gia có hệ thống văn bản pháp luật về ngân sách tốt thì công việc quản lý cũng dễ dàng, nếu hệ thống văn bản pháp lý lộn xộn, không rõ ràng sẽ làm cho người thực hiện các văn bản lúng túng trong giải quyết các vấn đề trong thực tế.

Trong lĩnh vực NSNN, thể chế quy định phạm vi, đối tượng thu - chi các khoản tài chính; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu - chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu - chi ngân sách trước hết phải nói đến thể chế tài chính. Vì nó chính là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu - chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu - chi ngân sách trên một lãnh thổ, địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể tài chính đúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt được hiệu quả.

Việc đổi mới ngân sách cấp tỉnh là một yêu cầu mang tính tất yếu, là điều kiện quan trọng để ngân sách tỉnh thực sự trở thành công cụ điều chỉnh vĩ mô của chính quyền nhà nước cấp tỉnh. Tuy nhiên, những nội dung đổi mới phải được thể chế hoá và nâng cao hiệu lực về mặt pháp lý, đó chính là điều kiện cơ bản để đảm bảo tính khả thi của đổi mới ngân sách tỉnh. Quá trình đổi mới quản lý ngân sách cấp tỉnh đã được Đảng và Nhà nước Lào hết sức chú trọng, thể hiện ở hàng loạt những văn bản pháp luật về quản lý ngân sách tỉnh đã được ban hành và ngày càng được đổi mới cho phù hợp với tình hình

chung của đất nước. Trên cơ sở các điều luật quy định, công tác quản lý ngân sách cấp tỉnh đã có hiệu quả, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, tiết kiệm chi tiêu, hạn chế việc sử dụng lãng phí ngân sách các cấp.

Nếu hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách tỉnh của Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế, việc sử dụng ngân sách các cấp nói chung cũng như việc sử dụng ngân sách tỉnh nói riêng sẽ đảm bảo thực hiện đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả, phản ánh trung thực, chính xác các nội dung thu - chi phát sinh và tránh tình trạng lãng phí. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước không phù hợp với thực tế thì sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện ngân sách ở các cấp, và tất yếu sẽ gây ra lãng phí trong sử dụng NSNN và nội dung thu, chi thiếu trung thực, chính xác.

Như vậy, để đảm bảo cho quá trình quản lý ngân sách tỉnh được hiệu quả, tránh gây lãng phí thì Nhà nước cần xây dựng được hệ thống văn bản quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu một cách cụ thể, rõ ràng và phù hợp thực tế.

- Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính

Hệ thống các chính sách khai thác và nuôi dưỡng các nguồn thu như trích thưởng thu vượt kế hoạch vào ngân sách các cấp NSĐP, quyền chi phối kết dư ngân sách cuối năm và sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự phòng đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc khai thác các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở từng địa phương. Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính tốt là nhân tố tác động rất quan trọng cho việc mở rộng nguồn thu, tăng thu ngân sách và đảm bảo cân đối bền vững của hệ thống NSNN.

2.2.4.2. Các yếu tố chủ quan

Ngân sách cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng trong hệ thống NSNN, đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Những người làm công tác quản lý ngân sách cấp tỉnh đòi hỏi phải có một trình độ nhất định về mọi mặt và chuyên sâu nghiệp vụ quản lý thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu chung.

Việc tổ chức bộ máy ngân sách cấp tỉnh phải thống nhất, đồng bộ từ khâu tổ chức thu, quản lý cấp phát, kiểm soát chi tiêu đến từng công việc cụ thể. Các khâu lập, trình duyệt ngân sách, điều hành ngân sách đến quyết toán ngân sách đều phải dựa trên cơ sở các điều luật quy định, đòi hỏi cán bộ tài chính tỉnh phải thông hiểu Luật NSNN, nắm chắc tiêu chuẩn, định mức, thực hiện đúng chế độ quy định.

Trên thế giới hiện nay tồn tại rất nhiều mô hình tổ chức hành chính Nhà nước khác nhau. Đối với các nước tổ chức mô hình theo hình thức liên bang thì ngân sách của họ có sự tách biệt khá rõ với ngân sách quốc gia hầu như ngân sách các bang có sự độc lập với ngân sách quốc gia. Đối với nước có tổ chức mô hình phi liên bang thì hệ thống quản lý ngân sách được thống nhất từ trên xuống có mối quan hệ chặt chẽ giữa NSTW và NSĐP.

Như vậy công tác quản lý ngân sách cấp tỉnh có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc khá nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách cũng như việc tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp tỉnh. Hiện nay ở nước ta, cán bộ tài chính tỉnh còn yếu về nghiệp vụ do đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, điều hành ngân sách tỉnh.

- Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân

Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Thực tế cho

thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Khi thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước có thể rất dễ dàng. Trường hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn. Nhà nước có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, còn các cá nhân và các tổ chức nộp thuế thì luôn mong muốn giảm thiểu số thuế phải nộp vào NSNN. Do đó ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Luang Prabang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)