8. Cấu trúc của luận án
1.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2.1. Kết quả các công trình đã nghiên cứu
Theo sự tổng hợp và thống kê trên của tác giả luận án, số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề NSNN và quản lý NSNN khá đồ sộ, đặc biệt là những công trình ở Việt Nam. Do Việt Nam có nhiều nét tương đồng về chính trị - xã hội với CHDCND Lào, vì thế kết quả các nghiên cứu ở Việt Nam phục vụ hữu ích cho nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản lý NSNN ở tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới cho đến nay, CHDCND Lào đã có những bước đi đổi mới và cải cách tương tự như nước Việt Nam: từ chuyển đổi mô hình kinh tế sang kinh tế thị trường; đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương trên các lĩnh vực tài chính - ngân sách, kế hoạch - đầu tư, đất đai tài nguyên, tổ chức cán bộ, v.v...
Thông qua việc nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy các công trình nêu trên đã đạt được các kết quả sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu có điểm chung là đều tập trung hướng đến mục tiêu trong quản lý NSNN, đó là nâng cao hiệu lực, hiệu quả vai trò quản lý của Nhà nước đối với NSNN. Tuy nhiên, mỗi công trình lại có cách tiếp cận khác nhau, có phạm vi nghiên cứu khác nhau.
Thứ hai, hầu hết các công trình nghiên cứu đều đề cập ít nhiều đến phân cấp quản lý NSNN. Có thể thấy phân cấp quản lý NSNN là một nội
dung quan trọng trong quản lý NSNN. Các công trình nghiên cứu tập trung vào vấn đề phân chia phạm vi quản lý giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong nguồn thu - nhiệm vụ chi.
Thứ ba, một số công trình nghiên cứu về quản lý thu NSNN có nội dung thu khá phong phú. Nội dung chính của các công trình này là: hệ thống hoá cơ sở lý luận quản lý thu NSĐP trong điều kiện kinh tế thị trường; mô tả thực trạng quản lý thu NSNN ở một địa phương cụ thể; đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN; kiến nghị đổi mới quản lý thu NSNN quốc gia.
Thứ tư, một số công trình nghiên cứu về quản lý chi NSNN đề xuất cách đổi mới quản lý chi NSNN. Nội dung quản lý chi bao gồm: 1) Phân tích hệ thống các nguyên tắc chi NSNN; 2) Phân tích hệ thống quản lý chi NSNN; 3) Mô tả thực trạng quản lý chi ngân sách, chỉ ra các thành công và hạn chế của quản lý chi NSNN trên phạm vi quốc gia, địa phương ở các thời kỳ khác nhau; 4) Phân tích các điểm mạnh và điểm yếu trong chu trình quản lý NSNN; 5) Đề xuất giải pháp cải cách, đổi mới quản lý chi NSNN.
Thứ năm, các công trình nghiên cứu về QLNN đối với NSNN, đã đạt những kết quả nhất định trong việc đổi mới, hoàn thiện quản lý NSNN. Đó là đã đề xuất được những giải pháp hữu hiệu để đổi mới, hoàn thiện công tác QLNN đối với NSNN nói chung và NSNN địa phương nói riêng. Các giải pháp mà các công trình này đề xuất là hoàn thiện chu trình ngân sách, bồi dưỡng nguồn thu, kiểm soát nguồn chi, phân cấp việc quản lý NSNN, tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động NSNN. Đặc biệt có giải pháp quản lý NSNN theo kết quả đầu ra. Nội dung mà các công trình nghiên cứu về QLNN đối với NSNN đề cập sẽ là cơ sở, là sự gợi mở để tác giả tham khảo cho đề tài luận án của mình.
1.2.2. Những khoảng trống trong quản lý ngân sách nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu
Nghiên cứu về quản lý NSNN có khá nhiều công trình đề cập ở nhiều hình thức và góc độ nghiên cứu khác nhau, từ bài báo khoa học, luận án tiến sĩ đến sách, giáo trình tham khảo; từ chuyên ngành tài chính, kinh tế đến chuyên ngành quản lý công... Các công trình nghiên cứu đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song vẫn còn một số khoảng trống sau đây:
Thứ nhất, đối với các công trình nghiên cứu về quản lý thu - chi NSNN, chưa làm rõ được một số vấn đề sau: 1) điều kiện để chính quyền địa phương có thể thực hiện quản lý thu - chi NSNN trong dài hạn, trung hạn và theo kết quả đầu ra; 2) phạm vi tự chủ tối ưu của chính quyền các cấp trong điều kiện quản lý NSNN thống nhất; 3) tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu - chi NSNN ở các cấp chính quyền; 4) năng lực và cơ cấu tổ chức hợp lý của bộ máy quản lý thu - chi NSNN của chính quyền địa phương.
Thứ hai, đối với các công trình nghiên cứu về cân đối NSNN, do nghiên cứu khá lâu nên các điều kiện thực tiễn có nhiều thay đổi, việc cân đối NSNN cũng có những tiêu chí mới, quy định mới nên cần có sự nghiên cứu, đánh giá lại.
Thứ ba, đối với các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý NSNN, chủ yếu là kinh nghiệm trong phân cấp NSNN, do đó bài học được rút ra khó vận dụng đối với hoạt động QLNN đối với NSNN.
Thứ tư, đối với các công trình nghiên cứu về quản lý NSNN, đa số được nghiên cứu từ góc độ kinh tế, tập trung vào các khoản thu, chi, định mức, chỉ tiêu cơ bản và chủ yếu của NSNN, các dòng tiền trong nền kinh tế… mà chưa tập trung nghiên cứu công tác quản lý đối với NSNN, đó là quản lý chu trình ngân sách, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện QLNN đối với NSNN, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, công tác thanh tra,, kiểm tra, giám sát QLNN đối với NSNN… nhằm hướng tới hiệu quả, hiệu lực
QLNN đối với NSNN của chính quyền địa phương. Như vậy, việc nghiên cứu quản lý NSNN dưới góc độ quản lý công vẫn còn hạn chế, cần tiếp tục nghiên cứu.
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý NSNN ở nước CHDCND Lào trên phạm vi cấp tỉnh như tỉnh Appatư, Chămpasak, thủ đô Viêng Chăn… Tuy vậy, chưa có công trình nghiên cứu nào ở cấp độ luận án tiến sĩ nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề quản lý NSNN cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Luang Prabang từ góc độ tổng thể: từ quản lý nguồn thu; quản lý nhiệm vụ chi; quản lý cân đối ngân sách địa phương, quản lý theo chu trình ngân sách và phân cấp ngân sách giữa NSTW và NSĐP… Việc tác giả nghiên cứu đề tài Quản lý NSNN tại tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào từ khía cạnh quản lý công là không trùng lặp hoàn toàn với các công trình nghiên cứu khác đã công bố mà tác giả luận án từng biết.
Trên cơ sở tham khảo, kế thừa kết quả nghiên cứu về quản lý NSNN của các công trình đi trước, đề tài luận án đặt ra các hướng nghiên cứu sau cần giải quyết:
Một là, xây dựng hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý đối với NSNN xuất phát từ hệ thống pháp lý của nước CHDCND Lào, làm sáng tỏ các khái niệm về NSNN và quản lý NSNN cấp tỉnh dựa trên quy định của Lào, sự cần thiết, các nguyên tắc và nội dung quản lý NSNN cấp tỉnh tại các địa phương của nước CHDCND Lào, gắn với đặc thù về thể chế, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.
Hai là, thu thập số liệu, dữ liệu, thông tin thực tiễn về NSNN và hoạt động quản lý NSNN của chính quyền tỉnh Luang Prabang; đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý NSNN tại tỉnh Luang Prabang.
Ba là, xác định những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quản lý NSNN của tỉnh Luang Prabang, chỉ ra đâu là nguyên nhân khách quan, đâu là nguyên nhân từ sự quản lý yếu kém, thiếu hụt nguồn nhân lực của riêng tỉnh, đâu là
nguyên nhân thuộc về cơ chế quản lý chung, do những bất cập trong quy định pháp lý…
Bốn là, mục đích cuối cùng của luận án là đề xuất một hệ thống giải pháp có tính khả thi, tính thực tiễn, tính mới nhằm khắc phục bất cập để tiếp tục hoàn thiện quản lý NSNN cấp tỉnh của tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào. Những giải pháp này được không chỉ dành riêng cho tỉnh Luang Prabang, mà hy vọng sẽ có thể vận dụng có chọn lọc vào cải thiện công tác quản lý NSNN của các địa phương khác của CHDCND Lào.
Kết luận chương 1
Vấn đề quản lý NSNN đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều khía cạnh chuyên ngành và thể loại công trình khác nhau, từ chuyên ngành kinh tế đến chuyên ngành quản lý công, từ luận án đến sách chuyên khảo... Kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước đã tạo cơ sở hoặc gợi mở cho đề tài luận án những ý tưởng, hướng nghiên cứu mới.
Một là, các công trình nghiên cứu đã cung cấp nhiều kết quả có thể kế thừa, đó là: Nghiên cứu quản lý NSNN đều hướng đến mục tiêu QLNN một cách hiệu lực, hiệu quả đối với NSNN; một số kinh nghiệm quản lý NSNN có thể vận dụng; nội dung thu NSNN phong phú, nội dung chi NSNN đều đề xuất cách đổi mới quản lý chi NSNN.
Hai là, một số khoảng trống có thể khai thác, đó là căn cứ phân chia gắn với đặc thù của từng địa phương; điều kiện để chính quyền địa phương có thể thực hiện quản lý thu - chi NSNN trong dài hạn, trung hạn và theo kết quả đầu ra; năng lực của đội ngũ CBCC thực hiện quản lý NSNN, công tác thanh tra, kiểm toán đối với NSNN. Các công trình đã nghiên cứu chủ yếu từ giác độ kinh tế, chưa nghiên cứu từ giác độ quản lý công. Cũng chưa có công trình nào nghiên cứu trường hợp tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào. Đây là những khoảng trống để tiếp tục nghiên cứu về vấn đề quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh.
Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH