Thực trạng quản lý cân đối ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Luang Prabang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 104 - 105)

8. Cấu trúc của luận án

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH CỦA

3.2.3. Thực trạng quản lý cân đối ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Từ 2015, tình hình đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất và lưu thông hàng hoá đã có động lực mới, tình trạng thiếu lương thực đã được giải quyết căn bản. Cơ cấu chi NSNN đã dần thay đổi theo hướng tích cực. Nguồn thu trong nước đã đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi vay hoặc dựa vào phát hành tiền cho chi thường xuyên đã giảm. Trong giai đoạn này, chi đúng đối tượng, có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội được đặt ra. Nhờ những giải pháp trên, số thâm hụt NSNN đã giảm dần qua từng năm và được bù đắp bằng vay của dân và vay nước ngoài.

Cân đối NSNN cấp tỉnh của Luang Prabang được thể hiện qua tổng thu - tổng chi theo bảng dưới đây:

Bảng 3.5 Cân đối ngân sách cấp tỉnh (triệu kip)

TT Nội Dung 2016 2017 2018 2019

1 Tổng thu 661,014.31 813,958.39 919,035.24 952,754.24

2 Tổng chi 1,117,177.93 1,280,499.41 1,313,429.79 1,281,841.41

Cân đối thu - chi -456,163.62 -466,541.02 -394,394.55 -329,087.17

(Nguồn: Sở Tài chính Luang Prabang)

Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2019, Luang Prabang luôn bội chi. Tuy nhiên, bội chi có xu hướng giảm, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP ở mức 3,9% đến 4,17%. Như vậy, có thể thấy bội chi NSNN trong những năm 2016 - 2019 là được khống chế ở mức chấp nhận được là 3,93%, thể hiện chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong thời kỳ này. Riêng năm 2019, bội chi thấp hơn.

Nhìn chung, thực trạng cân đối NSNN ở tỉnh Luang Prabang trong giai đoạn này đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới chính sách quản lý và cân đối NSNN để cải thiện khai thác nguồn thu và phân bổ nguồn lực quốc gia, thúc đẩy kinh tế phát triển. So với giai đoạn trước, cân đối NSNN ở giai đoạn này đạt được kết quả rất

khả quan như: nguồn thu vào NSNN gia tăng, chi tiêu tiết kiệm và hợp lý hơn, có sự cân đối giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi, bội chi giảm và duy trì ở mức chấp nhận được,… Tuy vậy, cân đối NSNN trong giai đoạn này cũng còn nhiều hạn chế như: cải cách thuế vẫn còn nhiều bất cập, hệ thống thuế chồng chéo, phức tạp gây khó khăn cho công tác hành thu và quản lý thuế; vay bù đắp bội chi NSNN chỉ chú trọng giải quyết nhu cầu chi; các nguồn thu và nhiệm vụ chi phân cấp cho chính quyền địa phương không ổn định hạn chế khả năng chủ động của NSĐP khi cân đối ngân sách cấp mình.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Luang Prabang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)