2.4. Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của một số
2.4.2. Những giá trị tham khảo đối với Việt Nam
Trong quá trình cải cách tƣ pháp ở Việt Nam hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật TTHC là một vấn đề cấp thiết và còn nhiều tranh luận. Do đó, để đáp ứng yêu cầu hoàn thiện pháp luật TTHC nhằm bảo đảm quyền công dân thì việc tham khảo, học tập kinh nghiệm xây dựng pháp luật TTHC nƣớc ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, sự vận dụng cần phù hợp với bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là văn hóa pháp lý nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác hay trợ giúp pháp lý đối với Việt Nam, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phù hợp
với tiến trình hội nhập quốc tế về luật pháp. Qua nghiên cứu những quy định của pháp luật TTHC của một số nƣớc trên thế giới, có thể đƣa ra những giá trị tham khảo nhằm hoàn thiện pháp luật TTHC ở Việt Nam nhƣ sau:
- Về tổ chức hệ thống Tòa án hành chính: Sự tách biệt hệ thống Tòa án hành chính và Tòa án tƣ pháp sẽ góp phần làm tăng uy tín của cơ quan công quyền đối với ngƣời dân. Trong khi Tòa án hành chính xét xử những vi phạm gắn với việc thực thi quyền lực nhà nƣớc trong lĩnh vực hành chính thì Tòa án tƣ pháp xét xử những vi phạm liên quan đến các cá nhân, tổ chức khi quyền và lợi ích hợp pháp vị xâm phạm. Mặt khác, việc tách biệt đó sẽ là một trong những cơ chế hữu hiệu trong việc kiểm soát quyền lực nhà nƣớc, giám sát hoạt động của các cơ quan HCNN thông qua xét xử các tranh chấp hành chính. Các cơ quan HCNN, cá nhân có thẩm quyền buộc phải thận trọng và có trách nhiệm hơn trƣớc khi đƣa ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính.
- Về thẩm quyền của Tòa án hành chính: Thẩm quyền của Tòa án hành chính ở Cộng hòa Pháp rộng hơn so với thẩm quyền của Tòa án hành chính ở Việt Nam. Trong khi đó, thực tế hiện nay ở Việt Nam, số lƣợng các tranh chấp hành chính ngày càng có xu hƣớng gia tăng, vì vậy, việc nghiên cứu quy định nhằm mở rộng thẩm quyền cho Tòa án hành chính ở Việt Nam là cần thiết.
- Về việc đào tạo Thẩm phán Tòa án hành chính: Thẩm phán hành chính bên cạnh kiến thức về luật còn đƣợc đào tạo về quản lý công, quản lý HCNN, nghĩa là Thẩm phán phải là các chuyên gia giỏi về lý luận cũng nhƣ thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật hành chính (theo kinh nghiệm của Pháp, Thẩm phán tốt nghiệp Trƣờng Hành chính quốc gia, có kinh nghiệm trong quản lý HCNN). Ở Đức, sau 3-5 năm, Thẩm phán đƣợc bổ nhiệm suốt đời sẽ tạo sự yên tâm trong công việc và thuận lợi để tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nay, ở nƣớc ta Thẩm phán tốt nghiệp ngành luật, có quy định thời gian làm việc, phải trải qua kỳ thi và đủ tiêu chuẩn đƣợc bổ nhiệm Thẩm phán, tuy nhiên, hầu nhƣ các Thẩm phán hành chính chƣa trải qua công tác quản lý HCNN trên thực tế nên còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn. Đồng thời, vấn đề áp dụng chế độ vừa nhiệm kỳ, vừa suốt đời (đến tuổi nghỉ hƣu) nhƣ ở Mỹ cũng là kinh nghiệm có thể tham khảo.
Nhƣ vậy, có thể thấy việc giải quyết các khiếu kiện hành chính hiện nay ở mọi quốc gia còn tùy thuộc thể chế chính trị - hành chính của nƣớc đó mang tính dân chủ thực sự hay không, có vì con ngƣời hay không. Bởi bất kỳ nhà nƣớc nào nếu không xây dựng đƣợc những thiết chế dân chủ thì mọi cơ quan thiết lập ra đều không thể đại diện cho bất kỳ quyền lợi nào của ngƣời dân, đặc biệt khi quyền và lợi ích của họ bị các cơ quan công quyền xâm hại.
Kết luận Chƣơng 2
Một trong những điểm nổi bật của Hiến pháp năm 2013, thể hiện sự đổi mới sâu sắc về tƣ duy pháp lý của Đảng và Nhà nƣớc, đó là Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định nguyên tắc Nhà nƣớc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con ngƣời, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo đó, để phù hợp với nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013, các văn bản quy phạm pháp luật cần đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời, trong đó có Luật TTHC năm 2010. Việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHC sẽ tạo hành lang pháp lý để ngƣời dân thực hiện đầy đủ và chất lƣợng các quyền đƣợc Nhà nƣớc ghi nhận và bảo đảm thực hiện.
Để làm rõ vấn đề bảo đảm quyền công dân trong TTHC ở Việt Nam, Chƣơng 2 luận án đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền công dân trong TTHC ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở những phân tích các quan niệm khác nhau về quyền công dân, về TTHC, về bảo đảm quyền công dân, luận án đã đƣa ra
khái niệm “Bảo đảm quyền công dân trong TTHC là việc Nhà nước thiết lập các
điều kiện cần thiết nhằm ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền công dân trong quá trình giải quyết các khiếu kiện hành chính bằng con đường xét xử của Toà án nhân dân, thông qua các hoạt động tố tụng theo trình tự, thủ tục riêng được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật tố tụng hành chính”. Quyền công
dân là quyền con ngƣời do Nhà nƣớc ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật đối với cá nhân ngƣời mang quốc tịch của quốc gia, thể hiện ở mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và công dân trong các quan hệ xã hội nhất định, trong đó có quan hệ TTHC. Theo đó, luận án đã xác định đƣợc các đặc điểm, vai trò bảo đảm quyền công dân trong TTHC ở Việt Nam; đồng thời xác định các nội dung bảo đảm và các điều kiện pháp lý bảo đảm quyền công dân trong TTHC ở Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, bảo đảm quyền công dân trong TTHC là một trong những nội dung quan trọng, là yêu cầu, thách thức cả về lý luận và thực tiễn đối với cả những ngƣời làm công tác nghiên cứu cũng nhƣ những ngƣời hoạt động thực tiễn nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Do vậy, trên cơ sở khái quát những nội dung cơ bản về bảo đảm quyền công dân trong TTHC của một số nƣớc trên thế giới, qua đó rút ra một số giá trị tham khảo đối với Việt Nam sẽ là một trong những cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật TTHC nhằm tăng cƣờng bảo đảm quyền công dân ở Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM