Cơ sở lý thuyết của luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính (Trang 27 - 31)

1.3.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận án cần trả lời các câu hỏi sau:

1. Vấn đề bảo đảm quyền công dân trong TTHC ở Việt Nam đã đƣợc nghiên cứu nhƣ thế nào? Những vấn đề nào cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu?

2. Bảo đảm quyền công dân trong TTHC có những đặc điểm, vai trò gì? và đƣợc thực hiện thông qua những nội dung và các điều kiện pháp lý nhƣ thế nào?

3. Thực trạng bảo đảm quyền công dân trong TTHC ở Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào?

4. Giải pháp nào nhằm tăng cƣờng bảo đảm quyền công dân của ngƣời khởi kiện trong TTHC ở Việt Nam hiện nay?

1.3.2. Giả thuyết khoa học

Pháp luật tố tụng hành chính hiện hành và thực trạng hoạt động tố tụng hành chính còn nhiều hạn chế, vướng mắc nên quyền công dân trong tố tụng hành chính chưa được bảo đảm đầy đủ. Do vậy, trong thời gian tới, cần có những giải pháp để tăng cường bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính ở Việt Nam”.

1.3.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu các học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về quyền công dân, bảo đảm quyền công dân trong lĩnh vực tố tụng, đặc biệt là tinh thần Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền công dân, tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận của đề tài và hình thành giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu.

Để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, tác giả đã kết hợp sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn nhƣ:

- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Tác giả đã nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận về bảo đảm quyền công dân trong TTHC bằng việc phân tích cụ thể, sắp xếp thông tin để lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài. Đây là phƣơng pháp đƣợc áp dụng ở hầu hết các phần trong luận án nhƣ phân tích các quan niệm về quyền công dân, bảo đảm quyền công dân; phân tích tổng hợp và xác định vai trò, các đặc điểm bảo đảm quyền công dân trong TTHC. Đồng thời phƣơng pháp này cũng đƣợc vận dụng khi xác định nội dung bảo đảm và các điều kiện pháp lý bảo đảm quyền công dân trong TTHC. Ngoài ra, phƣơng pháp tổng hợp, phân tích số liệu đƣợc sử dụng ở chƣơng 3 luận án để từ đó đƣa ra những đánh giá về thực trạng hoạt động TTHC của THC, Viện kiểm sát, Luật sƣ và công tác thi hành án.

- Phƣơng pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng 2 khi sắp xếp các văn bản pháp luật TTHC qua các thời kỳ, chỉ ra những sửa đổi, bổ sung các quyền công dân của ngƣời khởi kiện trƣớc, sau khi Luật TTHC năm 2010 đƣợc ban hành và sửa đổi thành Luật TTHC năm 2015. Đồng thời, trên cơ sở sắp xếp và xử lý các thông tin đã thu thập đƣợc từ các nguồn tài liệu khác nhau, tác giả đã xác định đƣợc các điều kiện pháp lý bảo đảm quyền công dân trong TTHC.

- Phƣơng pháp giả thuyết: Phƣơng pháp này giúp tác giả dự đoán đƣợc bản chất của đối tƣợng nghiên cứu và tìm cách để chứng minh các dự đoán đó. Do vậy, để thực hiện đƣợc mục đích của đề tài, tác giả đã xác định giả thuyết khoa học cần chứng minh (nhƣ đã trình bày).

- Phƣơng pháp lịch sử: Tác giả sử dụng phƣơng pháp này để phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhƣ về quyền công dân, bảo đảm quyền

công dân, về THC, TTHC, bảo đảm quyền công dân trong TTHC... từ đó tác giả xây dựng tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra những vấn đề trong các công trình nghiên cứu chƣa đề cập đến và xác định những vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

- Phƣơng pháp thống kê, so sánh: phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng ở chƣơng 3 về thực trạng hoạt động TTHC của THC, VKSND. Tác giả đã cập nhật các thông tin, số liệu về các VAHC từ nguồn có độ tin cậy xác định.

- Phƣơng pháp điều tra xã hội học: để có thêm cơ sở đánh giá thực trạng bảo đảm quyền công dân trong TTHC, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã xây dựng hệ thống các câu hỏi để trả lời trên giấy (Phiếu phỏng vấn) và tiến hành phỏng vấn các đối tƣợng là giảng viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ THC, Thẩm phán hành chính – là những ngƣời trực tiếp nghiên cứu, thực hiện hoạt động TTHC. Phƣơng pháp này giúp tác giả thu thập thông tin cần thiết một cách nhanh nhất, bảo đảm tính chính xác và khách quan. Do vậy, kết quả phỏng vấn là những thông tin hữu ích nhằm củng cố và đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

Ngoài ra, tác giả đã kết hợp sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp ở chƣơng 4 nhằm xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng bảo đảm quyền công dân trong TTHC ở Việt Nam.

Kết luận Chƣơng 1

Sau khi nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học trên đây liên quan đến đề tài luận án, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đƣợc công bố dƣới các hình thức khác

nhau nhƣ đề tài khoa học, sách chuyên khảo, các luận án tiến sĩ, các bài báo… chủ yếu nghiên cứu cơ sở lý luận về quyền công dân, bảo đảm quyền công dân nói chung. Một số công trình có đề cập đến trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc bảo đảm quyền công dân thông qua các cơ quan nhà nƣớc và cơ chế bảo đảm quyền công dân bằng Tòa án. Tuy nhiên, vấn đề bảo đảm quyền công dân trong TTHC chƣa đƣợc các nghiên cứu đề cập cụ thể.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về THC, pháp luật TTHC đã phác họa tổng quan về mô hình, chức năng và nhiệm vụ của THC, pháp luật TTHC và hoạt động TTHC từ năm 1995 đến nay. Một số công trình đã nghiên cứu cơ chế giải quyết các tranh chấp hành chính, đổi mới mô hình THC đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu, tiếp cận về THC, pháp luật TTHC dƣới góc độ bảo đảm quyền công dân của ngƣời khởi kiện.

Thứ ba, sau khi phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình

khoa học có liên quan đến đề tài, những vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu trong luận án là:

(1) Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung bảo đảm quyền công dân trong

TTHC và các điều kiện pháp lý bảo đảm quyền công dân trong TTHC ở Việt Nam;

(2) Phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền công dân trong TTHC ở

Việt Nam;

(3) Xác định quan điểm và giải pháp tăng cƣờng bảo đảm quyền công dân

trong TTHC ở Việt Nam.

Nhƣ vậy, để thực hiện tốt tinh thần Hiến pháp năm 2013 về quyền công dân và bảo đảm quyền công dân, đặc biệt trong TTHC – lĩnh vực luôn đƣợc đánh giá là phức tạp và ngƣời dân khởi kiện luôn là bên “yếu thế” trong quan hệ TTHC thì rất cần có công trình khoa học nghiên cứu toàn diện vấn đề “Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính” ở Việt Nam hiện nay.

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính (Trang 27 - 31)