Bảo đảm quyền công dân thông qua thẩm quyền và trách nhiệm của cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính (Trang 50)

2.2. Nội dung bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính

2.2.2. Bảo đảm quyền công dân thông qua thẩm quyền và trách nhiệm của cơ

tụng hoặc từ phía các cơ quan HCNN nhƣ quyền tiếp cận chứng cứ, quyền đƣợc thi hành án. Do vậy, đòi hỏi Nhà nƣớc thiết lập cơ chế bảo đảm quyền, không chỉ tạo điều kiện cho ngƣời khởi kiện tự bảo vệ, bảo đảm quyền của mình mà còn thiết lập và tạo điều kiện cho các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền công dân của ngƣời khởi kiện trong TTHC.

2.2.2. Bảo đảm quyền công dân thông qua thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng cơ quan tiến hành tố tụng

Thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc đƣợc Hiến pháp quy định và cụ thể hóa tại các văn bản luật, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan - là quyền hạn, nhiệm vụ của một cơ quan, của cá nhân theo quy định của pháp luật, nhân danh quyền lực nhà nƣớc. Pháp luật TTHC đã xác định cơ quan tiến hành tố tụng gồm TAND và VKSND.

Nội dung bảo đảm quyền công dân của ngƣời khởi kiện thể hiện thông qua pháp luật TTHC ghi nhận thẩm quyền và trách nhiệm của TAND và VKSND trong quá trình giải quyết VAHC.

2.2.2.1. Bảo đảm quyền công dân thông qua thẩm quyền và trách nhiệm của Tòa hành chính

Tòa án đƣợc Nhân dân tin cậy và Nhà nƣớc trao quyền, nghĩa vụ bảo vệ công lý, bảo vệ giá trị cao quý và thiêng liêng nhất của xã hội loài ngƣời, chính là bảo vệ, bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân thông qua thẩm quyền và trách nhiệm trong quá trình giải quyết các VAHC. Từ nội dung bảo đảm quyền công dân của ngƣời khởi kiện đƣợc Hiến pháp và pháp luật TTHC ghi nhận, THC thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm bảo đảm quyền công dân qua các giai đoạn tố tụng nhƣ:

- Bảo đảm quyền công dân từ giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án:

+ Khi cá nhân thực hiện quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và quyền khởi kiện VAHC thì Toà án có trách nhiệm nhận Đơn khởi kiện và xác nhận việc nhận đơn; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Chánh án Toà án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 3 ngày, căn cứ vào Luật TTHC, Thẩm phán phải xem xét và có một trong những quyết định nhƣ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền; trả lại Đơn khởi kiện. Việc xử lý Đơn khởi kiện phải đƣợc thông báo cho ngƣời khởi kiện và ghi chú vào sổ nhận đơn. Để bảo đảm quyền khởi kiện, trong trƣờng hợp trả lại đơn (8 trƣờng hợp theo quy định của Luật TTHC), Thẩm phán phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn (văn bản này phải đƣợc gửi ngay cho VKSND cùng cấp).

+ Để bảo đảm quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, ngay khi nhận đƣợc khiếu nại, Chánh án Toà án phải phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét giải quyết đơn khiếu nại nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch và khách quan với sự giám sát của Viện kiểm sát cùng cấp. Trƣờng hợp ngƣời khởi kiện có khiếu nại lần hai, Chánh án Toà án trên một cấp có trách nhiệm trực tiếp xem xét trong thời hạn 10 ngày (đây là quyết định cuối cùng và phải đƣợc gửi ngay cho ngƣời khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Toà án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện).

+ Thẩm phán phải có trách nhiệm thông báo việc thụ lý vụ án cho ngƣời khởi kiện, ngƣời bị kiện, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và VKSND cùng cấp. Đây là thủ tục tố tụng bắt buộc nhằm bảo đảm sự công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết VAHC, qua đó bảo đảm quyền của ngƣời khởi kiện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án phải phân công Thẩm phán giải quyết vụ án theo nguyên tắc vô tƣ, khách quan và ngẫu nhiên nhằm bảo đảm sự liên tục trong quá trình giải quyết

vụ án, bảo đảm đƣợc thời gian luật định, hạn chế việc kéo dài gây ảnh hƣởng đến quyền của ngƣời khởi kiện.

Ngay từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng, trong trƣờng hợp ngƣời khởi kiện thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, Toà án có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký cho Luật sƣ hoặc ngƣời khác khi họ tham gia TTHC. Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khởi kiện đƣợc tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng, Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ.

- Bảo đảm các quyền của người khởi kiện ở giai đoạn giải quyết VAHC: xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Ở giai đoạn này, Thẩm phán có trách nhiệm nhƣ:

+ Chuẩn bị xét xử là giai đoạn quan trọng trƣớc khi tiến hành xét xử vụ án, do vậy, Thẩm phán phải bảo đảm thời hạn chuẩn bị xét xử đúng luật định, thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn ghi nhận tại Điều 131 Luật TTHC năm 2015 nhƣ lập hồ sơ vụ án; Thông báo về việc thụ lý vụ án; Yêu cầu đƣơng sự nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án; Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định; Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong giai đoạn này, trách nhiệm của Thẩm phán trong việc bảo đảm quyền đối thoại của ngƣời khởi kiện là bắt buộc, đây là thủ tục tố tụng bắt buộc trong quá trình giải quyết VAHC ở cấp sơ thẩm (trừ những vụ án không tiến hành đối thoại đƣợc hoặc không đƣợc đối thoại). Thẩm phán phải tuân thủ nguyên tắc công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đƣơng sự trong đối thoại; tuân thủ các quy định về thông báo phiên họp đối thoại, thành phần, trình tự tiến hành thủ tục đối thoại, biên bản đối thoại và xử lý kết quả đối thoại.

Để kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải ra một trong ba quyết định sau: Quyết định đƣa vụ án ra xét xử, Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án; Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Quyết định đƣa vụ án ra xét xử phải đƣợc gửi cho ngƣời khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định. Đây là thủ tục bắt buộc tạo cơ sở pháp lý cho việc mở phiên toà xét xử vụ án, đồng thời thể hiện sự minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên biết rõ việc mở phiên toà, chuẩn bị tham gia phiên toà và thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng tiếp theo.

+ Để bảo đảm quyền của ngƣời khởi kiện ở phiên toà sơ thẩm, Toà án phải bảo đảm các yêu cầu đối với phiên toà sơ thẩm về thời gian, địa điểm, hình thức bố trí phòng xử án; bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc xét xử (nhƣ nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói; quyền bình đẳng trƣớc Toà án; bảo đảm tính khách quan của ngƣời làm

chứng); bảo đảm nội quy phiên toà, đủ thành phần Hội đồng xét xử, sự có mặt của Kiểm sát viên, của đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, ngƣời làm chứng, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch. Tại phiên toà, Hội đồng xét xử phải đáp ứng quyền đƣợc thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng theo yêu cầu của ngƣời khởi kiện nếu lý do yêu cầu thay đổi có căn cứ, phù hợp với quy định của Luật TTHC.

+ Tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm, Hội đồng xét xử có trách nhiệm bảo đảm quyền tranh tụng của ngƣời khởi kiện. Chủ toạ phiên toà không đƣợc hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện để ngƣời khởi kiện đƣợc thực hiện quyền trình bày chứng cứ, đối đáp, hỏi, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết vụ án… theo quy định của Luật TTHC.

Hội đồng xét xử căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã đƣợc kiểm tra, xem xét tại phiên toà, kết quả tranh tụng tại phiên toà, ý kiến của Kiểm sát viên và các quy định của pháp luật để quyết định về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính. Phán quyết của Hội đồng xét xử có ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khởi kiện, do đó sau khi kết thúc phiên toà và trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải bảo đảm cho ngƣời khởi kiện có quyền đƣợc cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Toà án. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị thì Toà án phải cấp, gửi bản án đã có hiệu lực pháp luật cho ngƣời khởi kiện. Toà án bảo đảm quyền này cho ngƣời khởi kiện, là cơ sở để ngƣời khởi kiện thực hiện quyền đƣợc thi hành án (nếu thắng kiện).

+ Thủ tục phúc thẩm đƣợc hiểu là việc Toà án cấp trên trực tiếp của Toà án cấp sơ thẩm xem xét lại tính hợp pháp, căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Do vậy, để bảo đảm quyền kháng cáo của ngƣời khởi kiện (Ngƣời kháng cáo), có thể kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm thì Toà án cấp sơ thẩm có trách nhiệm nhận đơn kháng cáo, kiểm tra tính hợp lệ của đơn và thông báo cho ngƣời kháng cáo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Toà án không đƣợc từ chối hay cản trở quyền kháng cáo của công dân (trừ ba trƣờng hợp trả lại đơn kháng cáo theo Điều 207 Luật TTHC năm 2015). Đồng thời, sau khi thụ lý đơn kháng cáo hợp lệ, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án và đơn kháng cáo cho Toà án cấp phúc thẩm, thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và các đƣơng sự. Đây là thủ tục tố tụng bắt buộc nhằm bảo đảm quyền của ngƣời kháng cáo, bảo đảm trình tự tố tụng thông suốt, chặt chẽ, minh bạch.

làm việc phải thông báo bằng văn bản cho đƣơng sự, Viện kiểm sát về việc thụ lý vụ án. Chánh án Toà án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm Chủ toạ phiên toà, phiên họp. Để đáp ứng quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo; quyền bổ sung chứng cứ mới của ngƣời khởi kiện, trƣớc khi mở phiên toà phúc thẩm thì Thẩm phán chủ toạ phiên toà quyết định đình chỉ xét xử đối với phần vụ án bị rút kháng cáo, còn tại phiên toà thì sẽ do Hội đồng xét xử ra quyết định. Tuy nhiên, quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo cũng bị giới hạn bởi điều luật về phạm vi “không đƣợc vƣợt quá phạm vi kháng cáo ban đầu” nhằm tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời kháng cáo có thêm thời gian nghiên cứu, cân nhắc việc thay đổi, bổ sung kháng cáo.

Toà án cần thực hiện đúng các quy định tại Luật TTHC để bảo đảm quyền của ngƣời khởi kiện nhƣ bảo đảm thời gian chuẩn bị xét xử, sự có mặt của Hội đồng xét xử, Thƣ ký phiên toà, Kiểm sát viên…; bảo đảm các quyền giao nộp, bổ sung tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm; quyền đề nghị áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyền tranh tụng tại phiên toà; quyền đƣợc nhận bản án, quyết định phúc thẩm.

+ Để bảo đảm quyền đề nghị của ngƣời khởi kiện, Chánh án Toà án cấp cao (hoặc Chánh án TAND tối cao) kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, khi nhận đƣợc văn bản đề nghị thì Toà án phải vào sổ thụ lý để giải quyết khi có đủ nội dung và tài liệu theo quy định của Luật TTHC năm 2015. Toà án có trách nhiệm nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án để quyết định việc kháng nghị, trƣờng hợp không kháng nghị thì phải thông báo bằng văn bản cho ngƣời khởi kiện biết. Trƣờng hợp ngƣời có thẩm quyền quyết định kháng nghị, thì đồng thời với việc ra quyết định kháng nghị, để bảo đảm quyền của ngƣời khởi kiện, ngƣời có thẩm quyền kháng nghị có quyền hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc tạm đình chỉ thi hành án đến khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.

- Trách nhiệm của Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà, phiên họp và trách nhiệm của Toà án bảo đảm quyền của người khởi kiện ở giai đoạn thi hành án.

Ở giai đoạn này, khi nhận đƣợc yêu cầu bằng văn bản của ngƣời khởi kiện (có thể là ngƣời đƣợc thi hành án hoặc ngƣời phải thi hành án) về việc giải thích những điểm chƣa rõ trong bản án, quyết định để thi hành thì Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà, phiên họp có trách nhiệm giải thích bản án, quyết định trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc văn bản yêu cầu.

hành án hành chính nhƣ sau: Một là, ngƣời phải thi hành án phải tự nguyện thi hành ngay bản án, quyết định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc bản án, quyết định của Toà án; Hai là, quá thời hạn quy định mà ngƣời phải thi hành án không tự nguyện thi hành, để đáp ứng quyền đề nghị của ngƣời đƣợc thi hành án, Toà án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Toà án.

Thẩm quyền và trách nhiệm bảo đảm quyền công dân của THC trong quá trình giải quyết các VAHC bắt đầu từ khi công dân có đơn khởi kiện gửi Tòa án, đƣợc Tòa án thụ lý đến khi kết thúc giai đoạn thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, THC có trách nhiệm bảo đảm quyền công dân của ngƣời khởi kiện trong từng giai đoạn tố tụng. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả trách nhiệm này, đòi hỏi cần có những điều kiện pháp lý cụ thể về hệ thống THC, hệ thống pháp luật TTHC và trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán hành chính.

2.2.2.2. Bảo đảm quyền công dân thông qua thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân

Hiến pháp năm 2013 xác định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tƣ pháp”, “bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân …” [73, tr.57]. Theo đó, thực hành quyền công tố là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội, đƣợc thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Kiểm sát hoạt động tƣ pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tƣ pháp, trong việc giải quyết VAHC, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động.

Trong TTHC, thẩm quyền và trách nhiệm của VKSND đƣợc khẳng định rõ tại Điều 25 và Điều 43 Luật TTHC năm 2015, VKSND là cơ quan tiến hành TTHC, có chức năng, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHC nhằm bảo đảm cho việc giải quyết VAHC kịp thời, đúng pháp luật. Theo đó, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHC của VKSND đƣợc xác định từ khi thụ lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)