Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính phải đáp ứng yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính (Trang 128 - 130)

4.1. Quan điểm bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính

4.1.3. Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính phải đáp ứng yêu

yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay

Cải cách tƣ pháp nhằm bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân là một trong những chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc, đây là yêu cầu quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020” đã xác định mục tiêu chiến lƣợc là xây dựng nền tƣ pháp “trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bƣớc hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc…”, trọng tâm của hoạt động tƣ pháp là hoạt động xét xử của TAND đƣợc tiến hành có hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, các nhiệm vụ cơ bản đƣợc xác định nhƣ: (1) Hoàn thiện thể chế hình sự, dân sự, thủ tục tƣ pháp phù hợp với mục tiêu của chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đối với các chức danh tƣ pháp, cần phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm quyền hạn tƣ pháp trong hoạt động tố tụng tƣ pháp theo hƣớng tăng quyền và trách nhiệm cho điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình…; (2) Cải cách tổ chức các cơ quan tƣ pháp và các thiết chế bổ trợ tƣ pháp mà trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt

động của TAND, hoạt động tranh tụng đƣợc chú trọng và coi là khâu đột phá; (3)

Xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tƣ pháp, bổ trợ tƣ pháp, nhất là cán bộ có chức danh tƣ pháp. Tiếp tục đổi mới đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tƣ pháp… theo hƣớng cập nhật các kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức trong sạch, sẵn sàng đấu tranh vì công lý, bảo vệ lẽ phải. Ngoài ra, để thu hút tuyển chọn những ngƣời có tâm huyết, đủ đức, tài vào làm việc trong các cơ quan tƣ pháp cần mở rộng nguồn để bổ nhiệm là các luật sƣ. Để bổ nhiệm vào chức danh tƣ pháp nghiên cứu thực hiện cơ chế thi tuyển, tăng thời hạn bổ nhiệm hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không kỳ hạn; (4) Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tƣ pháp, hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân đối với hoạt động tƣ pháp.

Hoạt động tố tụng của TAND, bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo đảm cho pháp luật đƣợc tôn trọng và tuân thủ trong thực tiễn, còn nhằm bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân trƣớc sự vi phạm từ phía các tổ chức, cá nhân, trong đó có các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động thực thi công vụ. Thời gian qua, trong quá trình giải quyết các khiếu kiện hành chính vẫn còn những vƣớng mắc, hạn chế nhất định ảnh hƣởng đến các quyền công dân của ngƣời khởi kiện, thậm chí gây bất bình trong dƣ luận xã hội. Do đó, các giải pháp bảo đảm quyền công dân trong TTHC cần đáp ứng các yêu cầu về cải cách tƣ pháp đƣợc xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, trong đó cần tập trung vào một số nội dung nhƣ:

Một là, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHC phải phù hợp với mục tiêu

của chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Hai là, về thẩm quyền xét xử của THC phải xác định theo hƣớng mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án đối với các khiếu kiện hành chính. Thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Toà án phải đƣợc đổi mới theo hƣớng tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trƣớc Toà án.

Ba là, các giải pháp về đổi mới (hoàn thiện) tổ chức và hoạt động của TAND

đƣợc xác định theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Các Toà chuyên trách đƣợc thành lập phải phải trên cơ sở thực tế xét xử của từng cấp toà án, từng khu vực. Cần bảo đảm nguyên tắc tranh tụng, nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, qua đó bảo đảm sự bình đẳng của các bên tham gia tố tụng, bảo đảm quyền công dân của ngƣời khởi kiện.

Bốn là, các giải pháp về thi hành án hành chính nhằm thiết lập cơ chế bảo đảm

mọi bản án của toà án có hiệu lực pháp luật phải đƣợc thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Nhƣ vậy, cải cách tƣ pháp đó là tạo ra một thiết chế, thể chế tƣ pháp hƣớng tới bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con ngƣời, quyền công dân, tạo cơ sở vững chắc để công dân thực hiện tốt các quyền công dân của mình, là cơ sở để bảo đảm các quyền công dân hiến định và luật định trong quá trình giải quyết các khiếu kiện hành chính của THC. Do vậy, việc đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền công dân trong TTHC nhƣ tiếp tục hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của THC, mở rộng thẩm quyền xét xử hành chính, hoàn thiện pháp luật TTHC phải đáp ứng các yêu cầu cải cách tƣ pháp trong giai đoạn hiện nay, qua đó sẽ giải quyết đƣợc những vƣớng mắc, hạn chế trong hoạt động TTHC thời gian qua và hƣớng tới bảo đảm tốt nhất quyền công dân trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)