Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính (Trang 25 - 27)

vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết

1.2.1. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua phân tích và tổng hợp tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả có một số nhận định nhƣ sau:

Kết quả nghiên cứu của các công trình đã luận giải đƣợc quan niệm về quyền công dân; mối quan hệ giữa quyền con ngƣời, quyền công dân với Nhà nƣớc trong Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam; vấn đề quyền con ngƣời, quyền công dân qua các bản Hiến pháp, đặc biệt là những điểm mới về quyền công dân đƣợc ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013. Đồng thời, đã xác định đƣợc cơ chế bảo đảm quyền công dân thông qua việc Nhà nƣớc ghi nhận các quyền công dân tại Hiến pháp, pháp luật và thông qua các cơ quan nhà nƣớc: cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Trong đó, xác định vai trò bảo đảm quyền công dân của Toà án thông qua phƣơng thức xét xử, VKSND bảo đảm quyền công dân thông qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan tƣ pháp, thực hành quyền công tố. Đây là những nghiên cứu lý luận chung nhất về quyền công dân và bảo đảm quyền công dân nhƣng những nghiên cứu trên chƣa nghiên cứu bảo đảm quyền công dân trong từng lĩnh vực cụ thể nhƣ lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính. Do vậy, đây là những nghiên cứu lý luận quan trọng đƣợc tác giả kế thừa, phát triển để hình thành cơ sở lý luận về bảo đảm quyền công dân trong TTHC.

Hai là, về thực trạng và giải pháp bảo đảm quyền công dân trong TTHC.

Các tác giả đã sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác nhau để phân tích về sự cần thiết phải thành lập THC, yêu cầu đổi mới hệ thống THC và hoàn thiện pháp luật TTHC. Ngoài ra, các công trình đã phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động Tòa án hành chính, quy định của pháp luật TTHC qua các thời kỳ, từ đó tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế từ mô hình THC, quy định của pháp luật TTHC, pháp luật hành chính và hoạt động TTHC trong quá trình giải quyết các VAHC. Qua đó, các tác giả đã đề xuất các quan điểm và giải pháp đổi mới mô hình THC, đổi mới cơ chế giải quyết các khiếu kiện hành chính, hoàn thiện pháp luật TTHC, pháp luật hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, yêu cầu cải cách tƣ pháp.

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chƣa tiếp cận dƣới góc độ bảo đảm quyền công dân của ngƣời khởi kiện, sự đáp ứng các quyền công dân của cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các VAHC. Do vậy, kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên sẽ đƣợc tác giả kế thừa, phát triển và bổ sung vào phần phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền công dân trong TTHC ở Việt Nam hiện nay.

Ba là, về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong các công trình nghiên cứu.

Mặc dù với các cách tiếp cận khác nhau nhƣng phần lớn các công trình nghiên cứu đã thể hiện đƣợc mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn liên quan đến tổ

chức và hoạt động của THC, pháp luật TTHC và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Những hạn chế mà các nhà khoa học chỉ ra sẽ là thông tin tham khảo có giá trị đối với các nhà hoạch định chính sách, pháp luật trong kiện toàn mô hình THC và hoàn thiện pháp luật TTHC. Những ý kiến trên sẽ đƣợc tác giả luận án tiếp thu có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.

1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết

Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên đã gợi mở và cung cấp các thông tin, phƣơng pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề trong các nội dung của luận án. Trên cơ sở đó, tác giả xác định đƣợc các nội dung cần tiếp tục giải quyết nhƣ:

Về lý luận: (1) Nghiên cứu làm rõ khái niệm bảo đảm quyền công dân trong

TTHC. Đặc điểm, vai trò của bảo đảm quyền công dân trong TTHC ở Việt Nam; (2) Phân tích nội dung bảo đảm quyền công dân trong TTHC ở Việt Nam; (3) Xác định và phân tích các điều kiện pháp lý bảo đảm quyền công dân trong TTHC ở Việt Nam.

Về thực tiễn: (1) Phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền công dân

trong pháp luật TTHC: những quy định của pháp luật TTHC về quyền công dân của ngƣời khởi kiện, về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của Luật sƣ, quy định về thi hành án; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền công dân trong hoạt động TTHC: thực trạng thực hiện quyền công dân của ngƣời khởi kiện, thực trạng hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng,

hoạt động của Luật sƣ và hoạt động thi hành án; (3) Xác định quan điểm và giải

pháp tăng cƣờng bảo đảm quyền công dân trong TTHC ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính (Trang 25 - 27)