Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính phải xuất phát từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính (Trang 123 - 128)

4.1. Quan điểm bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính

4.1.1. Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính phải xuất phát từ

từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Nhà nƣớc pháp quyền – nhà nƣớc mà ở đó quyền lực công cộng đƣợc phân công (phân chia) và giới hạn bằng pháp luật, trƣớc hết bởi Hiến pháp; pháp luật đƣợc thƣợng tôn và là công cụ để phân công và kiểm soát quyền lực công cộng và điều chỉnh các quan hệ xã hội; hệ thống tƣ pháp (toà án) phải độc lập và có thể kiểm soát mọi quyền lực công, ngăn ngừa mọi vi phạm pháp luật trong mối quan hệ giữa nhà nƣớc và công dân, đảm bảo công lý [62, tr.11].

Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin về bản chất của Nhà nƣớc pháp quyền là tính dân chủ, tính giai cấp (công nhân), tính nhân dân rộng rãi và chủ thể quyền lực nhà nƣớc phải thuộc về đa số. C.Mác cho rằng, dân chủ là “do nhân dân tự quy định”, là bƣớc chuyển từ “nhân dân của nhà nƣớc” sang “nhà nƣớc của nhân dân”, là chế độ dân chủ xuất phát từ con ngƣời và pháp luật cũng vì con ngƣời; Nhà nƣớc đảm bảo cho “tự do của mỗi ngƣời là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi ngƣời”. Kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác, Lênin đã cho rằng, chỉ có nhà nƣớc mà quyền lực thuộc về nhân dân thì nhà nƣớc mới có thể quản lý đƣợc xã hội phù hợp với quy luật, phục vụ lợi ích nhân dân, bởi “nếu quyền lực chính trị nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi phù hợp với quyền lợi của đa số, thì mới có thể thực hiện việc điều khiển công việc quốc gia thực sự theo đúng nguyện vọng của đa số. Nhƣng nếu quyền lực chính trị nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi khác quyền lợi của đa số thì việc điều khiển công việc quốc gia theo nguyện vọng của đa số không khỏi trở thành một sự lừa gạt, hoặc đƣa đến chỗ đàn áp đa số ấy” [112, tr.52]. Bên cạnh đó, các học thuyết của chủ nghĩa Mác Lê nin cũng xác định một số điều kiện cơ bản để xây dựng nhà nƣớc vô sản nhƣ: vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản (là yếu tố quan trọng hàng đầu), dân trí, xã hội công dân, cơ chế pháp luật đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền làm chủ nhà nƣớc, quyền tham gia vào các quyết sách của nhà nƣớc...

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa tƣ tƣởng cốt lõi về xây dựng nhà nƣớc pháp quyền trong học thuyết Mác-Lênin để hình thành quan niệm về một nhà nƣớc

Việt Nam mới. Tƣ tƣởng đó thể hiện ở bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nƣớc Việt Nam năm 1946, Điều 1 đã khẳng định: “Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nhà nƣớc dân chủ. Tất cả quyền bính trong nƣớc là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giai cấp, tôn giáo” [68, Điều 1]. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, quan điểm của Hồ Chí Minh và của Đảng ta là hƣớng đến một nhà nƣớc kiểu mới (nhà nƣớc pháp quyền), mà trong đó các quyền công dân và quyền con ngƣời đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp, đƣợc bảo đảm bằng pháp luật.

Tƣ tƣởng về một nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta khởi xƣớng, xây dựng đã đƣợc quán triệt thực hiện trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nƣớc ta, nhất là từ khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới. Tƣ tƣởng đó đƣợc tiếp tục khẳng định và phát triển qua các kỳ Đại hội Đảng, phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, đặc biệt, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, đã khẳng định bƣớc phát triển mới trong quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN với mục tiêu vì con ngƣời, là Nhà nƣớc của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; Nhà nƣớc đƣợc tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, pháp luật giữ vị trí tối thƣợng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội; Nhà nƣớc tôn trọng và bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nƣớc và công dân, thực hành dân chủ, tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật...

Để xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Đảng ta đã đƣa ra các quan điểm giải pháp nhƣ xây dựng cơ chế vận hành của nhà nƣớc pháp quyền XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nƣớc đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công, phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp; Về pháp luật, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật; đồng thời xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền… Tất cả các giải pháp trên cần triển khai thực hiện để đẩy mạnh công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam đều nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền công dân. Thể chế hóa quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định “Nhà nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nƣớc pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân... do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về Nhân dân...” [73, Điều 2], “Nhà nƣớc bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con ngƣời,

quyền công dân...” [73, tr.9]. Theo đó, Nhà nƣớc có các bảo đảm về chính trị, là sự bảo đảm về định hƣớng chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam đối với pháp luật hành chính nói chung và pháp luật TTHC nói riêng. Định hƣớng chính trị của Đảng đối với bảo đảm quyền công dân trong TTHC thể hiện trƣớc hết ở mức độ quan tâm và nhận thức của các cơ quan lãnh đạo của Đảng về trách nhiệm và nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền con ngƣời, quyền công dân; phải bảo đảm các quyền con ngƣời, quyền công dân. Các quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về vấn đề này phải đƣợc thể hiện nhất quán trong các văn kiện của Đảng qua từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc. Trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động TTHC tại các THC. Sự gƣơng mẫu, tiên phong trong việc tự ý thức bảo đảm quyền công dân trong hoạt động TTHC của tổ chức Đảng các cấp và của các đảng viên; đặc biệt của những ngƣời tiến hành tố tụng, những ngƣời tham gia tố tụng và những ngƣời tham gia tố tụng khác trong các VAHC. Bằng hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, Nhà nƣớc tạo ra môi trƣờng chính trị thuận lợi để quyền con ngƣời, quyền công dân tồn tại và phát triển trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống chính trị đó. Một chế độ chính trị đề cao giá trị con ngƣời, coi con ngƣời là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội thì mỗi thành viên trong chế độ đó đƣợc bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân của mình.

Nhƣ vậy, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam vì con ngƣời, công nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân là một trong những cơ sở quan trọng định hƣớng trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nƣớc ta, đƣợc cụ thể hóa thành các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, cụ thể trong lĩnh vực tƣ pháp, tại các Bộ luật tố tụng, trong đó có Luật TTHC năm 2015, nhƣ nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN, quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền quyết định và tự định đoạt của ngƣời khởi kiện; nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự…

4.1.2. Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính phải xuất phát từ bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay từ bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại, các quyền con ngƣời ra đời nhƣ một khả năng tự nhiên của mỗi con ngƣời, không phân biệt quốc gia, dân tộc, giới tính, đó là những giá trị xã hội đƣợc thể chế hoá tại các văn kiện quốc tế về nhân quyền, đƣợc các quốc gia trên thế giới cùng ký kết thực hiện. Các quyền con ngƣời đƣợc pháp luật quốc gia ghi nhận dƣới hình thức các văn bản pháp luật cụ thể, là những biểu hiện cụ thể quyền con ngƣời của mỗi công dân quốc gia đó.

Ở Việt Nam, vấn đề quyền con ngƣời, quyền công dân chính thức đƣợc đề cập kể từ khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi, mang lại độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho ngƣời dân Việt Nam. Điều đó đƣợc thể hiện lần đầu tiên tại Hiến pháp năm 1946, các quyền con ngƣời đƣợc ghi nhận dƣới hình thức quyền công dân (nghĩa vụ và quyền lợi công dân tại Chƣơng 2), là cơ sở pháp lý đầu tiên cho mọi hoạt động của Nhà nƣớc trong việc bảo đảm quyền con ngƣời. Hiến pháp năm 1959, 1980 và Hiến pháp năm 1992 đã tiếp tục kế thừa và mở rộng các quy định về quyền con ngƣời – là quyền hiến định của công dân (Điều 50 Hiến pháp năm 1992). Trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con ngƣời luôn là mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc thể hiện nhất quán tại hệ thống văn kiện qua các kỳ Đại hội, theo đó bảo đảm quyền con ngƣời là mục tiêu, động lực của sự nghiệp đổi mới theo định hƣớng XHCN. Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Con ngƣời là trung tâm của chiến lƣợc phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời, gắn quyền con ngƣời với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nƣớc và quyền làm chủ của nhân dân” [24, tr.76], “Nhà nƣớc tôn trọng và bảo đảm các quyền con ngƣời, quyền công dân;… Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân...” [24, tr.85]. Thể chế hoá chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về bảo đảm quyền con ngƣời, Hiến pháp năm 2013 đã quy định cụ thể về quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (tại Chƣơng 2), trong đó xác định rõ trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền con ngƣời, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật; đồng thời tại khoản 2 Điều 14 xác định các “quyền con ngƣời, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trƣờng hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng”.

Từ quy định trên cho thấy, Một là, Nhân dân là chủ thể của các quyền con

ngƣời, quyền công dân. Quyền con ngƣời không đồng nhất với quyền công dân, quyền công dân gắn liền với nghĩa vụ cơ bản của công dân đƣợc giới hạn do luật định. Bảo đảm quyền con ngƣời, đồng thời với bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 2013 đã xác định tách bạch quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các trƣờng hợp hạn chế quyền nhằm bảo đảm sự minh bạch trong việc thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân của mỗi công dân. Hai là, trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc xác định trong đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, đƣợc Hiến pháp và

pháp luật thể chế hoá. Để xác định trách nhiệm của Nhà nƣớc đối với việc bảo đảm quyền, Hiến pháp và pháp luật đã cụ thể hoá các quyền của công dân trong các lĩnh vực, theo đó Nhà nƣớc phải bảo đảm quyền hiến định, luật định của công dân đƣợc thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Để bảo đảm thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân ở nƣớc ta hiện nay, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII (1/2016) đã xác định Đảng và Nhà nƣớc có cơ chế, chính sách bảo vệ, bảo đảm thực hiện tốt quyền con ngƣời, quyền công dân nhƣ “Thực hiện quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013;… hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ của công dân” [25, tr.38]. Trên cơ sở đó, Nhà nƣớc đã triển khai các hoạt động đồng bộ nhằm bảo đảm và thúc đẩy các quyền con ngƣời, trong đó có một số nội dung (liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án), là cơ sở để đề ra các giải pháp nhƣ:

Một là, rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật theo hƣớng bảo đảm

quyền con ngƣời, quyền công dân phù hợp với quy định Hiến pháp năm 2013, quy định của pháp luật quốc tế, các Điều ƣớc quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ƣớc quốc tế về nhân quyền, điểm hình nhƣ Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966…; Sau khi Hiến pháp năm 2013 đƣợc ban hành, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến ngƣời dân nhƣ Luật Nhà ở năm 2014, Luật Hộ tịch năm 2014…, các văn bản liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nƣớc nhƣ Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Tổ chức TAND năm 2014, Luật Tổ chức VKSND năm 2014…, các văn bản liên quan đến thủ tục tố tụng nhƣ Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

Hai là, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc và cá nhân trong việc tôn trọng, bảo vệ quyền con ngƣời. Trong hệ thống cơ quan HCNN, Chính phủ là cơ quan giữ vai trò quan trọng trong quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi hoạt động của các cơ quan HCNN (hoặc ngƣời có thẩm quyền) đều trực tiếp tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân, qua đó thực hiện trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay. Đối với cơ quan Toà án, Viện kiểm sát, căn cứ phạm vi chức năng, nhiệm vụ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân, tôn trọng và bảo vệ các giá trị quyền con ngƣời.

giải pháp về bảo đảm quyền công dân trong TTHC, cần thiết phải xuất phát từ vấn đề bảo đảm quyền con ngƣời theo quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, đặc biệt khi xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc trong việc bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân. Có nhƣ vậy, các giải pháp bảo đảm quyền công dân của ngƣời khởi kiện mới toàn diện và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)