Các điều kiện bảo đảm thực thi các phán quyết của Tòa hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính (Trang 68 - 69)

2.3. Các điều kiện pháp lý bảo đảm quyền công dân trong tố tụng

2.3.5. Các điều kiện bảo đảm thực thi các phán quyết của Tòa hành chính

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/5/2005 của Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu: “Xây dựng cơ chế bảo đảm cho mọi bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật phải đƣợc thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Việc thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực của THC về VAHC là giai đoạn cuối trong quá trình giải quyết VAHC, cũng là giai đoạn có tính chất quyết định đến việc đƣa các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án vào đời sống. Trƣớc đây, Pháp lệnh TTGQCVAHC thiếu những quy định cụ thể về cơ chế bảo đảm thi hành bản án quyết định của Tòa án về VAHC nên trong thực tế, việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án chƣa đƣợc đảm bảo; nhiều bản án, quyết định không đƣợc thi hành hoặc thi hành không đúng, ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời đƣợc thi hành cũng nhƣ không đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định trong thực tế. Chính vì vậy yêu cầu xây dựng cơ chế thi hành các phán quyết của Tòa án trong việc giải quyết các VAHC là hết sức quan trọng bởi việc thi hành các phán quyết của Tòa án khi giải quyết các VAHC có những điểm đặc thù so với các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự. Cơ chế thi hành phán quyết phải phù hợp và khả thi với những điểm đặc thù của lĩnh vực quản lý HCNN cũng nhƣ điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể ở Việt Nam. Cơ chế thi hành phán quyết không những nhằm thƣợng tôn pháp luật, mà còn là phƣơng thức đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, góp phần xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân.

Trên cơ sở đó, để bảo đảm thực thi các phán quyết của THC nhằm bảo đảm quyền công dân trong TTHC đòi hỏi Nhà nƣớc phải thiết lập một số điều kiện sau:

- Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và không ngừng hoàn thiện các quy định về thi hành án hành chính tại Luật TTHC năm 2015 và Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).

quan tổ chức về việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ trong thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật thi hành án hành chính về nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND và các cơ quan, tổ chức đƣợc giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án về VAHC.

- Trong quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án phải tuân theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành và phải tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền, nghĩa vụ của ngƣời đƣợc thi hành án, ngƣời phải thi hành án, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động thi hành án.

- VKSND cần thực hiện hiệu quả chức năng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong TTHC, trong đó, kiểm sát thi hành án hành chính có vai trò đẩy mạnh công tác thi hành án, hạn chế những vi phạm quyền con ngƣời, quyền công dân và cũng vì thế góp phần bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án.

Những quy định pháp luật thi hành án hành chính sẽ góp phần bảo đảm quyền công dân trong TTHC không chỉ ở các giai đoạn tố tụng tại THC mà ngay cả khi thi hành quyết định có hiệu lực của Tòa án, với cơ chế chặt chẽ nâng cao trách nhiệm của ngƣời phải thi hành án và ý thức tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định, bản án có hiệu lực của công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính (Trang 68 - 69)