I. Nước Anh * Tình hình kinh tế
3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng
- Hoàn cảnh ra đời: Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó.
+ Bóc lột tàn nhẫn người lao động. + Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của những người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu bóc lột.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời mà đại diện là Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
- Tích cực:
+ Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động. + Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.
- Hạn chế:
+ Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.
+ Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.
- Ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác.
4. Sơ kết bài học
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Hoàn cảnh sự ra đời và tình cảnh đời sống giai cấp vô sản? Những cuộc đấu tranh cảu công nhân ở Pháp, Anh, Đức đầu thế kỷ XIX? Những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
5. Dặn dò
- Học bài cũ, đọc trước bài mới. - Trả lời câu hỏi trong SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cảu Mác và Ăng-ghen.
Ngày soạn:……….. PPCT:………… Tuần:…………
BÀI 37: MÁC - ĂNG GHEN. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được
1. Kiến thức
- Nắm vững công lao của Mác và Ăng-ghen những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đối với sự nghiệp Cách mạng của giai cấp công nhân.
- Nắm được sự ra đời của tổ chức Đồng minh những người Cộng sản, những luận điểm quan trọng của Tuyên ngôn độc lập của Đảng cộng sản và ý nghĩa của văn kiện này.
2. Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục cho HS lòng tin vào chủ nghĩa Mác, tin vào sự nghiệp Cách mạng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang đi, lòng biết ơn đối với những người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học.
3. Kỹ năng
- Kỹ năng phân tích nhận định đánh giá vai trò của Mác và Ăng-ghen về những đóng góp của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Khoa học đối với lý luận đấu tranh của giai cấp công nhân.
- Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm phong trào công nhân, phong trào cộng sản, chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học.