II.THIẾT BỊ VẦ TÀI LIỆU DẠY HỌC

Một phần của tài liệu giáo án môn lịch sử lớp 11 ban cơ bản (Trang 101 - 103)

I. Nước Anh * Tình hình kinh tế

B. ĐỨC VÀ MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 1 Kiểm tra bài cũ

II.THIẾT BỊ VẦ TÀI LIỆU DẠY HỌC

- Tranh ảnh về phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thời kỳ này. - Những câu chuyện về các nhà xã hội không tưởng.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC1. Kiểm tra bài cũ 1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?

Câu hỏi 2: Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức. Nguyên nhân dẫn đến đặc điểm đó?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa tư bản với công nhân nảy sinh và dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp đầu thời kỳ cận đại. Cùng với lúc đó, một hệ tư tưởng của giai cấp tư sản ra đời - chủ nghĩa xã hội không tưởng. Giai cấp công nhân ra đời và đời sống của họ ra sao? Nội dung những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng? Để nắm và hiểu những nội dung trên, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời câu hỏi trên.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy và trò kiến thức HS cần nắm vững Hoạt động 1: Cá nhân 1. Sự ra đời và tình cảnh giai cấp

- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân ra đời của giai cấp công nhân?

- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

+ Chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển thì xã hội phân chia thành 2 lực lượng lớn đối lập nhau về quyền lợi: giai cấp tư sản và vô sản. + Đội ngũ vô sản bắt nguồn từ nông dân, mất ruộng đất, phải đi làm thuê trong các công xưởng nhà máy. Thợ thủ công phá sản cũng thành công nhân. Giai cấp vô sản ra đời cuối thế kỷ XVIII trước tiên ở Anh.

- GV trình bày rõ thêm: Giai cấp tư sản hình thành trên cơ sở như chủ xưởng, chủ nhà máy, chủ hãng buôn, chủ đồn điền.

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: Đời sống của giai cấp vô sản?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV trình bày và phân tích:

+ Giai cấp vô sản hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, chỉ dựa vào việc làm thuê, bán sức lao động của mình.

+ Trong các công xưởng tư bản, công nhân phải làm việc hết sức vất vả nhưng chỉ nhận được những đồng lương chết đói.

+ Chẳng hạn ở Anh, mỗi công nhân trong các xí nghiệp dệt (Kể cả phụ nữ và trẻ em) phải lao động từ 14 - 15 giờ, thậm chí có nơi 16 - 18 giờ. Điều kiện làm việc tồi tệ bởi môi trường ẩm thấp, nóng nực, bụi bông phủ đầy những căn phòng chật hẹp. Trong khi đó tiền lương rất thấp, lương của phụ nữ, trẻ em còn

vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên.

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.

- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản trở thành công nhân.

- Đời sống của giai cấp công nhân: + Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình. + Lao động vất vả nhưng lương chết đói luôn bị đe dọa sa thải.

- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.

- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thành đấu tranh tự phát.

- Hạn chế: Nhầm tưởng máy móc là kẻ thù.

- Tác dụng:

rẻ mạt hơn. gắt.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Nêu những hình thức đấu tranh của công nhân buổi đầu? Kết quả? - HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân của những hạn chế trên?

- HS tự trả lời câu hỏi.

- GV kết luận: Do nhận thức còn hạn chế nhầm tưởng máy móc là nguồn gốc gây ra nỗi thống khổ của họ.

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu: Tác dụng phát triển đấu tranh của công nhân?

- Sau khi HS tự đọc SGK trả lời câu hỏi. GV chốt ý:

+ Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh, trưởng thành về ý thức.

+ Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản.

+ Thành lập được tổ chức công đoàn, phong trào đấu tranh ngày càng được nâng cao với nhiều hình thức phong phú hơn.

Hoạt động 1: Nhóm

- GV chia HS thành 3 nhóm, nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm là thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Nêu phong trào đấu tranh của công nhân Pháp?

+ Nhóm 2: Trình bày phong trào đấu tranh của công nhân ở Anh?

+ Nhóm 3: Nêu phong trào đấu tranh của

+ Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh.

+ Thành lập được tổ chức công đoàn.

Một phần của tài liệu giáo án môn lịch sử lớp 11 ban cơ bản (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w