Các thời kỳ phát triển và xây dựng đất nước

Một phần của tài liệu giáo án môn lịch sử lớp 11 ban cơ bản (Trang 71 - 75)

Hoạt động của thầy và trò Chuẩn kiến thức – kĩ năng

- HS kẻ mẫu bảng thống kê vào vở

- GV phát vấn: Lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỷ XIX chia làm mấy thời kỳ? Đó là những thời kỳ nào?

- HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức đã học để trả lời: - GV nhận xét và phân kỳ lịch sử dân tộc theo SGK đồng thời ghi các thời kỳ vào cột đầu tiên của bảng thống kê:

+ Thời kỳ dựng nước thế kỷ XII trước công nguyên đến đầu thế kỷ II trước công nguyên (thời Bắc thuộc thời từ thế kỷ I - X).

+ Giai đoạn đầu của thế kỷ thời kỳ phong kiến độc lập X - XV.

+ Thời kỳ đất nước bị chia cắt XVI - XVIII. + Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.

- HS ghi chép.

*Hoạt động 2: Nhóm

- GV chia lớp làm 4 nhóm (có thể chia theo tổ) sau đó phân công:

+ Nhóm 1: Thảo luận và điền vào bảng thống kê tình hình chính trị tổ chức bộ máy nhà nước, qua các thời kỳ. Thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X - XIX.

+ Nhóm 2: Thảo luận và điền vào bảng thống kê nét cơ bản về tình hình kinh tế nước ta qua các thời kỳ.

+ Nhóm 3: Thảo luận và điền vào bảng thống kê những nét chính về tình hình tư tưởng văn hóa giáo dục của nước ta qua các thời kỳ.

+ Nhóm 4: Thảo luận về tình hình xã hội các mối quan hệ xã hội qua các thời kỳ.

- HS thảo luận nhóm và tự điền vào bảng thống kê nộ dung được phân công. Cử một đại diện trình bày trước lớp.

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.

- HS đại diện các nhóm trả lời, HS khác chú ý nghe, ghi nhớ. Có thể đặt câu hỏi cho các nhóm khác nếu có thắc mắc.

- GV: Sau khi các nhóm trình bày xong GV có thể đưa ra thông tin phản hồi bằng cách treo lên bảng

một bảng thống kê đã chuẩn bị sẵn theo mẫu trên.

- HS theo dõi so sánh để hoàn chỉnh trong bảng thống kê.

*Hoạt động : Cả lớp, cá nhân

- GV khái quát: Song song với quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam liên tục phải cầm vũ khí đứng lên chống ngoại xâm bảo vệ độc lập Tổ quốc. Sau đó GV nên yêu cầu HS lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc ta từ thế kỷ Bắc thuộc đến thế kỷ XVIII.

- HS tự lập bảng thống kê vào vở ghi. - GV: Sau khi HS tự lập bảng GV gọi một vài em kể tên các cuộc đấu tranh của nhân dân ta, từ thời Bắc thuộc đến thế kỷ XVIII.

+ Một số em khác trình bày lại một cuộc kháng chiến tiêu biểu thời Đại Việt X - XVIII.

- Cuối cùng GV đưa ra bảng thông tin phản hồi các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập:

- HS theo dõi, so sánh để hoàn thiện bảng thống kê của mình.

- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta?

- HS suy nghĩ trả lời:

+ Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra ở hầu hết các thế kỷ nối tiếp từ

triều đại này sang triều đại khác.

+ Để lại kỳ tích anh hùng đáng tự hào, những truyền thống cao quý tươi đẹp mãi khắc sâu vào lòng mỗi người dân Việt Nam yêu nước.

4. Củng cố

- Các giai đoạn phát triển, hình thành của lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỷ XIX.

- Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ X - giữa XIX.

5. Dặn dò, bài tập về nhà

Tiếp tục ôn tập lịch sử Việt Nam cổ - Trung đại.

Ngày soạn:……….. PPCT:………… Tuần:…………

BÀI 28: TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN THỜI PHONG KIẾN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học giúp HS nhớ và hiểu:

1. Về kiến thức

- Văn học Việt Nam trong các thế kỷ trước năm 1858 đã để lại cho đời sau một truyền thống yêu nước quý giá và rất đáng tự hào.

- Truyền thống yêu nước là sự kết tinh của nhiều nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kỳ lịch sử lâu dài.

- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến do tác động của tiến trình lịch sử dân tộc với những nét riêng biệt yếu tố chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập Tổ quốc, trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn với các anh hùng dân tộc. - Bồi dưỡng ý thức phát huy lòng yêu nước.

3. Về kĩ năng

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Một số đoạn trích trong các tác phẩm hay lời của danh nhân. - Lược đồ Việt Nam thời Minh Mạng.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC1. Kiểm tra bài cũ 1. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi 3 HS lên bảng vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý - Trần, Lê sơ, Nguyễn.

- GV gọi một HS trả lời câu hỏi: Hãy trình bày lại một cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc từ X - XVIII.

2. Dẫn dắt vào bài mới

Trong lịch sử gần 3000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp trong đó nổi bật lên là truyền thống yêu nước - một truyền thống cao quý vừa được hun đúc và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử vừa thấm đượm vào cuộc sống đang từng ngày vươn cao của dân tộc. Để hiểu được quá trình hình thành, phát triển và tôi luyện của truyền thống yêu nước trong thời kỳ phong kiến độc lập ta cùng nhau tìm hiểu bìa 28.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp

Các hoạt động của thầy và trò Chuẩn kiến thức – kĩ năng Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- Trước hết GV có thể đặt câu hỏi để tạo sự chú ý và định hướng nhận thức cho HS: Em hiểu thế nào về hai khái niệm: Truyền thống và truyền thống yêu nước?

Truyền thống yêu nước có nguồn gốc từ lòng yêu nước. Vậy lòng yêu nước có nguồn gốc từ đâu? (bắt nguồn từ những tình cảm nào?) và truyền thống yêu nước được hình thành như thế nào?

Hoạt động 2: Cả lớp

- GV có thể lấy VD: một con người mới sinh ra còn nhỏ tuổi không thể khẳng định em bé ấy yêu nước. Vậy với một dân tộc yêu nước

Một phần của tài liệu giáo án môn lịch sử lớp 11 ban cơ bản (Trang 71 - 75)