Giải pháp giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển giữa Việt Nam và các nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 88 - 89)

Việt Nam và các nƣớc.

Việt Nam cần tiếp tục kiên định với chủ trương giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển bằng các biện pháp hồ bình, khơng để ảnh hưởng đến quan hệ với các nước liên quan. Trên tinh thần đó, trong thời gian tới Việt Nam tiếp tục tiến hành đàm phán với Trung Quốc cụ thể là:

- Giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa với Trung Quốc và tranh chấp chủ quyền với các bên có liên quan trên quần đảo Trường Sa.

Tranh chấp Biển Đông leo thang với mức độ khá nghiêm trọng trong thời gian gần đây khơng chỉ bắt nguồn từ xung đột lợi ích của các nước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, quyền tài phán và khai thác tài nguyên thiên nhiên, mà cịn từ tham vọng chiến lược, kiểm sốt địa chính trị tại Đơng Nam Á. Trong bối cảnh Trung Quốc, một nước lớn đang trỗi dậy mạnh mẽ và ngày càng quyết đốn trong việc địi chủ quyền và một nước Mỹ đang suy yếu tương đối, muốn duy trì vai trị chủ đạo tại khu vực này, thì vấn đề tranh chấp biển Đông lại càng trở nên phức tạp, có nguy cơ thổi bùng xung đột địa chính trị. Lần nữa, xung đột gia tăng ở biển Đông là lời cảnh tỉnh đối với cộng đồng quốc tế yêu hịa bình, trước hết là đối với các nước ven biển Đông. [24]

Qua nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển của một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tình hình giải quyết tranh chấp trên biển của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực cho thấy vấn đề hết sức phức tạp. Thực tiễn giải quyết tranh chấp biển khơng thực sự có một chuẩn mực hay một giải pháp tối ưu trọn vẹn để áp dụng cho mỗi quốc gia trong quá trình đàm phán, thỏa thuận để giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, qua thực tiễn có thể đúc rút được một số giải pháp giải quyết tranh chấp giữa về chủ quyền lãnh thổ trên biển giữa Việt Nam và các nước tại biển Đông như sau:

Trước hết, Việt Nam và các nước khác có lợi ích tại biển Đơng khơng thể chấp nhận một nền chính trị cường quyền, chiếm đoạt hay phân chia ảnh hưởng của các nước lớn tại khu vực này, bởi Biển Đông là không gian sinh tồn của họ. Các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cần bám sát các cam kết mà ASEAN và Trung

Quốc đã nhất trí trong DOC để làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông. [44]

Thứ hai, Việt Nam và các bên liên quan cần tôn trọng lịch sử, tuân thủ luật pháp và tập quán quốc tế, coi trọng lợi ích đan xen của nhau trong giải quyết tranh chấp biển Đông. Muốn làm được những điều trên, đòi hỏi các bên liên quan, trước hết là các nhà cầm quyền ở các nước phải có ý chí chính trị một cách mạnh mẽ, coi hịa bình là lợi ích tối thượng, là tài sản chung cần đặt lên hàng đầu. Có như vậy lợi ích chính đáng của các bên liên quan ở biển Đông và cả khu vực mới được đảm bảo. Đối với ASEAN và các nước thành viên, biển Đông là phạm vi địa chính trị của họ. Tổ chức này cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia giải quyết tranh chấp. Đây là phép thử mới chứng minh tính hiệu quả và vai trị trung tâm của tổ chức này trong việc đảm bảo cho người dân và các quốc gia thành viên ASEAN được sống trong hịa bình cũng như duy trì động lực chủ đạo thúc đẩy quan hệ hịa bình và hợp tác của khu vực với các đối tác bên ngoài, nhất là với các nước lớn như đã được ghi trong bản Hiến chương ASEAN. [14]

Thứ ba, để giải quyết các tranh chấp, Việt Nam và các quốc gia liên quan cần nghiên cứu các giải pháp cụ thể để hoạch định các ranh giới biển, đồng thời có những giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo tại biển Đông. Trong số các giải pháp đó thì việc lựa chọn tài phán quốc tế, yêu cầu LHQ giải quyết; thỏa thuận khai thác chung có lẽ sẽ là giải pháp được coi là phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển giữa Việt Nam với các nước liên quan trên biển Đông trong thời điểm hiện nay.

Trước tình hình Trung Quốc ngày càng trở nên ngang ngược muốn độc chiếm biển Đông và yêu sách toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, học viên tập trung đưa ra giải pháp để giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo với giữa Việt Nam và Trung Quốc, giải pháp hợp tác khai thác chung giữa Việt Nam với các nước trong khu vực .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)