Pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 32 - 35)

So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam là quốc gia ven biển sớm có chính sách, pháp luật về chủ quyền và an ninh trên biển. Hiến pháp năm 1980 đã khẳng định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo” (Điều 1). Chủ quyền của Việt Nam trên biển tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải

đảo, vùng biển và vùng trời” (Điều 1).

Trước và sau thời gian ban hành Hiến pháp năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã ban hành hai văn bản quan trọng, đó là: Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ngày 12/5/1977 [41] và Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982. [42]

Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định về vấn đề Biển đảo. Mà cụ thể bao gồm các văn bản sau:

- Luật biên giới quốc gia (năm 2003); [25]

- Luật dầu khí quốc gia 1993; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dầu

khí số 19/200/QH10 ngày 28/6/200; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dầu khí số 10/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Luật Thủy sản 2003;

- Luật Hàng hải Việt Nam 2005;

- Luật an ninh quốc gia (năm 2004);

- Luật biển Việt Nam (năm 2012); [26]

- Pháp lệnh về lực lượng cảnh sát biển Việt Nam (năm 2008);

- Nghị quyết của Quốc hội ngày 23/6/1994 về việc phê chuẩn Công ước về

Luật Biển năm 1982 của LHQ;

- Pháp lệnh lực lượng cảnh sát Biển Việt Nam số 03/2008/PL-UBTVQH

- Nghị định của Chính phủ số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 về việc quy

định chi tiết một số điều của Luật biên giới quốc gia;

- Nghị định của Chính phủ số 32/2010/NĐ-CP ngày 30/3/2010 về quản lí hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngồi trong vùng biển Việt Nam;

- Nghị định của Chính phủ số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 về quy chế

khu vực biên giới biển;

- Nghị định của Chính phủ số 137/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 quy định về

xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Thông tư của Bộ quốc phòng số 89/2004/TT-BQP ngày 19/6/2004 về việc

hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 161/2003/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới biển;

- Nghị định số 25/2009/NĐ-TTg ngày 26/3/2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

- Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng về việc phê

duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế biển, đảo, Việt Nam đến năm 2020.

- Thơng tư của Bộ quốc phịng số 137/2005/TT-BQP ngày 20/9/2005 về việc

hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 137/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đặc biệt phải kể đến Luật biển Việt Nam được Quốc hội đã thông qua ngày 21/6/2012. Quá trình xây dựng Luật này được bắt đầu từ năm 1998 trải qua 3 nhiệm kì Quốc hội các khoá X, XI, XII. Luật biển Việt Nam gồm 7 chương 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Đây là văn bản luật có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực. Luật biển Việt Nam gồm 7 chương đề cập các nội dung chủ yếu sau: nguyên tắc, chính sách quản lí và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế của nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển. Những nội dung cơ bản của Luật Biển 2012 với những quan điểm cụ thể như sau:

Thứ nhất, khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam đối với các đảo,

trong đó có hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa.

Thứ hai, quy định về việc xác định đường cơ sở, phạm vi và chế độ pháp lý

các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (nội thủy, lãnh hải) và các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Thứ ba, làm rõ thêm khái niệm về đảo, quần đảo, đá… phù hợp với các quy

định của UNCLOScủa LHQ năm 1982 (UNCLOS) và bảo đảm quyền lợi biển của Việt Nam.

Thứ tư, phát triển kinh tế biển, huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, cơng

dân, các tổ chức trong và ngồi nước, trên cơ sở nguyên tắc phát triển kinh tế biển phải gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển.

Thứ năm, về vấn đề tranh chấp biển, đảo với một số nước láng giềng: quy

định rõ Nhà nước Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hịa bình, trên cơ sở tơn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 32 - 35)