Giải quyết thơng qua biện pháp trung gian, hịa giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 40 - 41)

Biện pháp giải quyết tranh chấp này được quy định cụ thể trong: Khoản 1, Điều 33, Hiến Chương LHQ; Điều 23, Chương 8, Hiến Chương ASEAN; Điều 279, Điều 284, Mục 1, Phần 15, UNCLOS và trong các Điều ước quốc tế khác.

Như đã trình bày ở đề mục trên, giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển nói riêng thơng qua trung gian và hòa giải so với biện pháp đàm phán là không phân định thứ bậc áp dụng. Các bên có thể áp dụng biện pháp này khi giải quyết tranh chấp mà không cần phải áp dụng trước biện pháp đàm phán. Tuy nhiên đối với thực tiễn, khi các bên không thể áp dụng biện pháp đàm phán thì áp dụng biện pháp trung gian và hòa giải. Đây là biện pháp giải quyết

tranh chấp hịa bình quốc tế có sự tham gia của bên thứ ba. Trong thực tiễn quan hệ giải quyết tranh chấp, bên thứ ba có thể là một quốc gia, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, hoặc cơ quan quốc tế được thành lập.

Đối với nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia trong Hiến chương LHQ, biện pháp này đảm bảo được tôn trọng ý chí của các quốc gia. Thơng qua biện pháp này, bên thứ ba sẽ hướng các bên quay lại với biện pháp đàm phán. Như vậy, Luật quốc tế có xu hướng ưu tiên đàm phán hơn hẳn, nhằm thể hiện trách nhiệm của quốc gia đối với giải quyết tranh chấp.Trong thực tiễn kí kết các Điều ước đều thể hiện được điều này, quy định về bên thứ ba luôn sắp xếp sau quy định về đàm phán. Ví dụ dưới đây sẽ cho thấy điều này:

Ví dụ: Khoản 1, Điều 22, Hiến Chương ASEAN quy định: “Các Quốc gia

thành viên sẽ nỗ lực giải quyết một cách hồ bình và kịp thời tất cả các tranh chấp thông qua đối thoại, tham vấn và thương lượng.”[14]. Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 23

lại quy định: “Các quốc gia thành viên có tranh chấp, vào bất kì thời điểm nào có thể

sử dụng các phương thức như đề nghị bên thứ ba, hòa giải hoặc trung gian để giải quyết tranh chấp trong khoảng thời gian thỏa thuận.”. [14] Đối với những tranh chấp

liên quan đến Biển, Khoản 2, Điều 284, Mục 1, Phần 15, UNCLOS quy định: “Khi

yêu cầu hòa giải đã được chấp nhận và nếu các bên đồng ý về thủ tục hòa giải sẽ được áp dụng, thì bất kỳ bên nào cũng có thể đưa ra vụ tranh chấp ra hịa giải theo thủ tục”. [4]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 40 - 41)