3.1. Tổng quan về tình hình tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và các nƣớc. nƣớc.
Xuất phát từ vị trí chiến lược và tầm quan trọng của Biển Đông đối với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Biển Đơng ngày càng trở thành một điểm nóng trong quan hệ quốc tế, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, gây mất ổn định trong khu vực. Nguyên nhân của tình trạng này là do những tranh chấp dai dẳng, phức tạp liên quan đến các đảo, đá và vùng biển trong Biển Đông, cũng như những va chạm lợi ích của các nước khác nhau trong và ngoài khu vực, nhất là do yêu sách và tham vọng “đường lưỡi bị” phi lý muốn độc chiếm Biển Đơng của Trung Quốc.
Hiện nay, trên biển chúng ta có thể khái quát ba vấn đề lớn liên quan đến biên giới lãnh thổ cần phải giải quyết, đó là (1) tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc; (2) tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa 5 nước 6 bên gồm Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Brunei; (3) phân định ranh giới các vùng biển theo Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Đề tài nghiên cứu của học viên là cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước nên học viên chỉ đề cập đến việc giải quyết những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trong đó, việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đặc biệt phức tạp và khó khăn do vị trí chiến lược của hai quần đảo này cũng như các yếu tố tài nguyên ở khu vực xung quanh hai quần đảo; do mối quan hệ mật thiết với các vấn đề biên giới lãnh thổ trên biển khác cũng như ảnh hưởng tới quan hệ giữa các nước liên quan. Đây cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm của các cường quốc và là yếu tố đảm bảo sự cân bằng và ổn định trên Biển Đông.