Thực tiễn xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 56 - 59)

Cho đến nay, đã có 9 vụ được thụ lý giải quyết theo Phụ lục VII UNCLOS, trong đó, có các vụ như Mauritius kiện Anh, Argentina kiện Ghana, Malaysia kiện Singapore, hay Ireland kiện Anh. Hầu hết các vụ kiện đã được kết thúc bằng phán quyết hay hồ giải thành (ví dụ vụ Malaysia kiện Singapore). Tuy nhiên, cho đến nay, vụ kiện nổi tiếng và gây tranh cãi nhất vẫn là vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến “xác định chủ quyền của Philippines tại Biển Tây Philippines” (tức Biển Đông, theo tên gọi Việt Nam hay Nam Hải theo tên gọi Trung Quốc).

Tóm tắt tiến trình vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc

Để chống lại yêu sách phi lý của Trung Quốc, Philippines đã đệ trình lên Tịa Trọng tài theo phụ lục VII UNCLOS 1982 Thông báo và Tuyên bố Khởi kiện Trung Quốc của Philippines.

Ngày 22/01/2013, Philippines đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 khởi kiện Trung Quốc liên quan đến “quyền tài phán trên biển của Philippines tại khu vực biển Tây Philipines”. Đơn kiện của Philippin bao gồm các điểm như sau:

Thứ nhất tuyên bố quyền của Philippines cũng như quyền của Trung Quốc đối

với các vùng biển tại Biển Đông là quyền được thiết lập các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán theo UNCLOS 1982. Có nghĩa là Trung Quốc và Philippines chỉ có quyền đối với lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo quy định của UNCLOS 1982;

Thứ hai tuyên bố về yêu sách biển của Trung Quốc tại Biển Đông với “đường

lưỡi bị” là vơ giá trị;

Thứ ba yêu cầu Trung Quốc sửa đổi nội luật cho phù hợp với các nghĩa vụ của

mình theo UNCLOS;

Thứ tƣ, tuyên bố bãi Vành Khăn, Mc Kennam là các cấu tạo ngầm thuộc thềm

lục địa của Philippines theo phần VI của Cơng ước và Trung Quốc chiếm đóng cũng như xây dựng trên các cấu tạo này là vi phạm quyền chủ quyền của Philipines;

Thứ năm, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc chiếm đống và chấm dứt các

hành vi trên bãi Vành Khăn và McKennam;

và không nằm trên mực nước biển khi thủy triều lên cao nên không phải là đảo theo Công ước cũng như không nằm trên thềm lục địa của Trung Quốc và việc Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trên các cấu tạo này là bất hợp pháp;

Thứ bảy, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc chiếm đóng và các hành vi trên

bãi Gaven và Xu-bi;

Thứ tám, tuyên bố trừ một số mỏm nhô lên trên mặt nước khi thủy triều lên

cao là các đá theo khoản 3 Điều 121 của Công ước và do vậy chỉ có lãnh hải khơng quá 12 hải lý, bãi Hoàng Nham, Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập là cấu tạo ngầm nằm dưới mực nước biển khi thủy triều lên cao và Trung Quốc đã đưa ra yêu sách bất hợp pháp về vùng biển vượt ra ngoài 12 hải lý từ những cấu tạo này;

Thứ chín, yêu cầu Trung Quốc không được ngăn cản tàu thuyền của

Philippines tiến hành khai thác một cách bền vững tài nguyên sinh vật tại những vùng nước liền kề bãi Hoàng Nham và Gạc Ma cũng như không được tiến hành những hành vi không phù hợp với Công ước tại hoặc trong khu vực gần các cấu tạo này;

Thứ mƣời, tuyên bố theo UNCLOS, Philippines được hưởng từ đường cơ sở

quần đảo của mình lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa theo Phần II, V, VI của UNCLOS;

Mƣời một, Trung Quốc đã đòi hỏi một cách bất hợp pháp và đã khai thác trái

phép các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và đã ngăn cản việc Philippines tiến hành khai thác các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình;

Mƣời hai, Tuyên bố Trung Quốc đã can thiệp một cách phi pháp vào việc

Philippines thực hiện các quyền hàng hải và các quyền khác của mình theo Cơng ước tại những vùng bên trong và bên ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở quần đảo của Philipines;

Mƣời ba, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi bất hợp pháp nói trên.

Philippines đã tiến hành các cuộc trao đổi quan điểm theo đúng thủ tục trong nội dung Cơng ước và xét thấy Tịa Trọng tài theo Phụ lục VII có thẩm quyền xét xử vụ việc giữa Philippines và Trung Quốc.

Trong đơn kiện, Philippines đã chỉ định thẩm phán Rudiger Wolfrum là thành viên của Tòa Trọng tài đại diện cho quyền lợi của quốc gia mình. Sau khi thiết lập thủ tục này, Philippines gửi Thông báo tới Trung Quốc. Trung Quốc có 30 ngày kể từ

ngày nhận được Thông báo để chỉ định một trọng tài viên để đại diện quyền lợi cho quốc gia mình. Ngày 19/02/2013, trước thời khi thời hạn 30 ngày kết thúc, Trung Quốc thông báo nước này từ chối và gửi trả lại thông báo cho Philippines và không tham gia phiên tịa cũng khơng chấp nhận phán quyết của Tòa do Philippines khởi xướng. Bất chấp việc phản đối của Trung Quốc tiến trình của Tồ Trọng tài cho vụ kiện của Philipines vẫn diễn ra theo đúng trình tự được quy định trong UNCLOS 1982. Ngày 25/03/2013, Chủ tịch ITLOS đã bổ nhiệm Thẩm phán Stanislaw Pawlak người Ba Lan đại diện cho Trung Quốc tham gia vụ án, sau khi Trung Quốc không cử đại diện trong vòng 60 ngày theo quy định của UNCLOS 1982.

Ngày 21/6/2013, Hội đồng trọng tài được thành lập bao gồm 5 thành viên: Chủ tịch Trọng tài – ông Thomas A. Mansah, người Gana; Trọng tài viên do Philippines lựa chọn – ông Rudiger Wolfrum; Ông Jean – Pierre Cot người Pháp; Ông Alfed Soons, người Hà Lan và ông Stanislaw Pawlak, người Ba Lan.

Ngày 11/7/2013, Tòa Trọng tài đã có phiên họp đầu tiên bàn về tiến trình xét xử vụ kiện ở Hà Lan. Tại phiên họp này, Tòa Trọng tài đã đưa ra Trình tự thủ tục (Procedural Order) đầu tiên và lịch trình dự kiến cho cơng việc của Trọng tài và thông qua các Nguyên tắc tố tụng (Rules of Procedure). Tòa Trọng tài đã quyết định PCA đứng ra là cơ quan đăng ký trong quá trình tố tụng (Theo Thơng cáo báo chí về việc Philippines kiện Trung Quốc ra trước Tòa Trọng tài).

Trong trình tự tố tụng đầu tiên, Tòa Trọng tài đã chính thức thơng qua các nguyên tắc tố tụng và lấy ngày 30/03/2014 là ngày Philippines phải đệ trình Báo cáo và bằng chứng về vụ kiện. Sau đó Tịa sẽ quyết định các bước tiếp theo của quá trình tố tụng, bao gồm việc xem xét tính cần thiết và sắp xếp chương trình thực hiện báo cáo và điều trần vào thời gian thích hợp, sau đó tìm hiểu quan điểm của hai bên.

Ngày 28/02/2014, trưởng nhóm luật gia của Philippines đã đích danh kêu gọi Việt Nam và Malaysia cùng với một số nước tranh chấp khác góp sức cùng với Philippines trong vụ kiện đòi chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc tại Biển Đơng [5]

Sự góp mặt của Việt Nam và Malaysia cùng với Philippines trong vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc sẽ thực sự “hữu ích” theo lời của phát ngơn viên Bộ Ngoại giao của Philipines. Hiện nay, việc có quyết định cùng tiến bước với Philippines địi lại chủ quyền của Biển Đơng hay khơng cịn do sự cân nhắc lợi ích quốc gia của lãnh đạo các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)