Ngày 8/6/2014, Trung quốc phát hành tài liệu lưu hành tại Đại hội đồng LHQ tới đại diện của 193 quốc gia thành viên về lập trường của Trung Quốc đối với giàn khoan Hải Dương 981, vu khống Việt Nam khiêu khích, gây ra 1.416 vụ đâm va vào tàu thuyền Trung Quốc và đưa ra một số chứng cứ thể hiện Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc. Điều này cho thấy lập trường của Trung Quốc một cách dứt khoát là không nhân nhượng và bác bỏ công khai việc đàm phán với Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam cần kiến nghị lên LHQ những vấn đề sau:
3.2.3.1 Cấm các biện pháp dùng vũ lực và áp dụng biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển đông.
Hiện nay, quan hệ quốc tế đã bước sang kỷ ngun văn minh, khơng cịn thời mà nước lớn có thể dùng vũ lực để đánh nước nhỏ bất cứ khi nào họ muốn. Luật quốc tế hiện nay đã có nhiều văn bản quy định về việc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực. Việt Nam cần vận dụng các quy định này để bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đơng. Nhất là trong việc đối phó với một cường quốc mạnh về cả tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự như Trung Quốc.
Hơn nữa, thông qua các thiết chế của LHQ, Việt Nam cần vận động sự quan tâm của dư luận, ủng hộ của quốc tế về vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên liên quan đến hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa trên Biển Đơng. Điều này sẽ tăng thêm áp lực cho Trung Quốc và từ đó giảm đi sự tùy tiện của họ trong hành động. Ngoài ra, các vấn đề gây căng thẳng hay các đụng độ trên Biển Đơng (nếu có) cũng cần được công khai để tranh thủ sự tác động của công luận. Sức mạnh của dư luận là một giải pháp rất khả thi cho Việt Nam để đối phó với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông khi mà hai bên chưa thỏa thuận được một giải pháp triệt để cho việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Mới đây, tại hội nghị thường niên của Đại hội đồng LHQ khóa 68, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng và gây tiếng vang lớn trong cộng đồng quốc tế. Trong đó đối với vấn đề Biển Đơng thủ tướng nêu rõ quan điểm và lập trường nhất quán của Việt Nam là mong muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hịa bình. Có thể nói đây là một bước tiến quan trọng trong chiến lược đối phó với Trung Quốc ở Biển Đơng của Việt Nam. Để làm được điều này, Việt Nam cần tăng cường vị thế và đóng góp hơn nữa cho q trình phát triển của LHQ với vai trị là một thành viên tích cực của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này.
3.2.3.2 Yêu cầu tuân thủ UNCLOS
Vì ranh giới lưỡi bị của Trung Quốc đòi hỏi 80% Biển Đông, vi phạm UNCLOS nghiêm trọng, nên nếu tìm được một giải pháp buộc các nước liên quan phải tn thủ UNCLOS thì điều đó sẽ góp phần chống lại việc Trung Quốc thực hiện ranh giới đó. Việc đạt được giải pháp này lại rất khả thi vì UNCLOS là một Cơng ước của LHQ mà 162 nước đã phê chuẩn hay ký kết, bao gồm tất cả các nước trong tranh chấp trên Biển Đơng. Do đó thơng qua các cơ chế của LHQ, Việt Nam có thể việc yêu cầu các bên tranh chấp tuân thủ UNCLOS để bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông.
3.2.3.3 Làm sáng tỏ và phản đối ranh giới lưỡi bò
Từ khi Trung Hoa Dân Quốc cơng bố ranh giới lưỡi bị vào năm 1947 cho tới nay, Trung Hoa Dân Quốc và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa chưa bao giờ chính thức nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì: Nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước ? Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách gì: nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển lịch sử ?
Tuy Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế bên trong ranh giới lưỡi bị, thí dụ như: khảo sát vùng James Shoal sát bờ biển Malaysia ( năm 1983 ), ký hợp đồng khảo sát vùng Tư Chính của Việt Nam với Crestone (năm 1992), quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò ( năm 2006 ), cản trở hợp đồng của BP với Việt Nam trong vùng Nam Côn Sơn ( năm 2007 ), cản trở hợp đồng của Exxon Mobil với Việt Nam ( năm 2008 ) [90], nhưng Trung Quốc chưa bao giờ chính thức nói ranh giới đó là gì.
Một số học giả Trung Quốc nói rằng ranh giới lưỡi bị là ranh giới biển lịch sử của Trung Quốc, Trung Quốc chưa bao giờ chính thức cơng nhận quan điểm đó. Bên cạnh đó biển lịch sử là một khái niệm khơng có trong UNCLOS – một Cơng ước mà Trung Quốc đã phê chuẩn.
Trung Quốc có đề cập tới cái gọi là chủ quyền lịch sử của họ ở Biển Đông hay cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận, Trung Quốc chưa bao giờ chính thức nói là phạm vi của những vùng biển đó là ranh giới lưỡi bị.
Chiến lược của Trung Quốc có thể là khơng chính thức tun bố ý nghĩa của ranh giới lưỡi bò để tránh sự phản đối, song song đó họ vẫn thực hiện những tuyên bố và hành động để củng cố cái gọi là chủ quyền của họ bên trong ranh giới này, để rồi sau này họ sẽ diễn dịch rằng việc khơng có nước nào phản đối ranh giới lưỡi bị có nghĩa là sự cơng nhận.
Vì vậy, Việt Nam và ASEAN cần tạo áp lực để Trung Quốc nói rõ về ranh giới lưỡi bò để tạo điều kiện cho các nước trên thế giới có phản ứng thích hợp. Đưa tranh chấp ra Liên hiệp quốc là cơ hội tốt để gây áp lực cho Trung Quốc làm điều này.
3.2.3.4 Xác định phạm vi vùng biển thuộc về các đảo bị tranh chấp
a. Tranh chấp chủ quyền đối với đảo.
b. Tranh chấp do các vùng biển thuộc về các đảo này nằm chồng lấn lên vùng biển thuộc về các nước chung quanh các đảo.
Nguyên tắc thông thường là phải giải quyết xong tranh chấp (a) mới giải quyết được tranh chấp (b). Tuy nhiên thực tế việc giải quyết tranh chấp (a) là rất phức tạp và khó giải quyết trong một sớm một chiều, do đó phải mất rất nhiều thời gian để đi đến một giải pháp triệt để cho vấn đề này. Trong lúc chờ đợi một giải pháp cụ thể cho vấn đề Biển Đơng thì việc xác định phạm vi các vùng biển đang tranh chấp là một việc làm hết sức quan trọng để đảm bảo cho các bên trong tranh chấp vẫn tiến hành các hoạt động khai thác, tham dị bình thường trong phạm vi vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của mỗi quốc gia và những vùng biển khơng có tranh chấp.
Tóm lại, tác giả cho rằng cần xác định khả năng của các cơ chế khác nhau của LHQ trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đơng một cách tồn diện. Sau khi xác định khả năng và giới hạn của những cơ chế khác nhau, Việt Nam nên tận dụng việc đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông ra LHQ để thực hiện những mục đích có thể là giới hạn hay lâm thời, nhưng rất cần thiết cho việc bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đơng. Cho dù vì lý do nào đó tranh chấp Biển Đơng khơng được đưa ra LHQ thì Việt Nam cũng nên cố gắng thực hiện những mục đích này. Vì điều này là có lợi cho Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển trong những giai đoạn tiếp theo.
Tuy rằng cịn nhiều khó khăn và trở ngại trên con đường đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông nhưng Việt Nam ln cố gắng tranh thủ mọi cơ hội có thể để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông trước cộng đồng quốc tế. Trong thời gian vừa qua Việt Nam cũng đang từng bước đặt nền móng cho việc đưa tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông ra LHQ để xem xét