Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 84 - 86)

trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa

Giải quyết tranh chấp là hoạt động làm hòa hợp các bất đồng, mâu thuẫn, xung đột giữa các bên thơng qua các biện pháp hịa bình đã được luật quốc tế ghi nhận hoặc thừa nhận chung. Giải quyết tranh chấp nhằm mục đích đảm bảo hịa bình, an ninh quốc gia, khu vực và quốc tế, đồng thời với đó là thúc đẩy q trình hợp tác giữa các chủ thể luật quốc tế, tạo cơ sở phát triển bền vững quan hệ quốc tế. Riêng đối với lĩnh vực chủ quyền biển, đảo, tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp còn mang tính quyết định và thậm chí tác động trực tiếp đến vận mệnh toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

Tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Hồng Sa và Trường Sa nói riêng được thể hiện ở các khía cạnh:

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa chính là q trình đấu tranh bảo vệ tồn vẹn chủ quyền lãnh thổ tổ quốc, giữ vững từng tấc đất mà ông cha ta đã hy sinh xương máu để xây dựng và giữ gìn.

Thứ hai, trong bối cảnh các vùng lãnh thổ biển, đảo của Việt Nam đang chồng

lấn các yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, hoạt động giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hịa bình sẽ giảm bớt, thu hẹp các mâu thuẫn, xung đột đã, đang tồn tại, góp phần nhanh chóng ổn định vùng biên giới/ranh giới biển, thúc đẩy thực thi chủ quyền quốc gia trên biển cũng như vị thế làm chủ biển.

Thứ ba, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

của Việt Nam càng gay gắt, căng thẳng bao nhiêu thì vấn đề giải quyết tranh chấp sẽ càng mang tính cấp thiết bấy nhiêu. Nếu tranh chấp chủ quyền lãnh thổ hai quần đảo không được giải quyết, không những căn ngun của các cuộc dậy sóng ở Biển Đơng không được giải quyết mà rất nhiều những vấn đề chính trị nịng cốt liên quan đến cân bằng quyền lực khu vực cũng khơng thể có được câu trả lời.

Thứ tư, tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến cho

mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và các bên có liên quan diễn tiến hết sức phức tạp. Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là nền tảng thúc đẩy ý chí, quyết tâm chính trị của các bên đi đến giải quyết các tranh chấp chủ quyền khác và ngược lại.

Thứ năm, hiện nay Trung Quốc khẳng định và bảo vệ cái gọi là “chủ quyền

không thể tranh cãi” đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó, đối với quần đảo Trường Sa, Trung Quốc lại đưa ra chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác”, giải quyết song phương bằng thương lượng, đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan, khơng chấp nhận quốc tế hóa tranh chấp. Nhanh chóng chấp nhận và đạt được việc áp dụng một giải pháp hịa bình chung để giải quyết tranh chấp sẽ tạo ra các triển vọng mới cho vấn đề chủ quyền hai quần đảo, từ đó tạo cơ hội để Việt Nam khẳng định chủ quyền khơng thể tranh cãi đối với quần đảo Hồng Sa và Trường Sa.

Thứ sáu, hoạt động giải quyết tranh chấp là quá trình Việt Nam cũng như các

bên hữu quan được tiếp cận và sử dụng các cơ chế, biện pháp hịa bình giải quyết tranh chấp được thừa nhận chung bởi pháp luật quốc tế. Với những bế tắc trong tranh

chấp chủ quyền hai quần đảo hiện nay, trong khi giải pháp đàm phán, thương lượng - dù thể hiện tinh thần tôn trọng pháp luật quốc tế và quan hệ hữu nghị, hợp tác mang tính truyền thống của người Đơng Á - khơng tỏ ra hiệu quả thì việc nghiên cứu và sử dụng giải pháp pháp lý mà trọng tâm là sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán quốc tế sẽ đưa đến tính hiệu quả hơn cho Việt Nam để đối đầu với “người khổng lồ phương Bắc” đầy tham vọng và ngông cuồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 84 - 86)