Các phán quyết của ICJ về lĩnh vực Luật biển chiếm một tỷ trọng đáng kể.
Thứ nhất, trong vấn đề quy chế pháp lý của eo biển quốc tế: Phán quyết đầu
tiên của tòa là một phán quyết về biển, vụ eo biển corfou. Trong phán quyết năm 1949 này, tòa đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm pháp lý eo biển quốc tế và nguyên tắc quyền qua lại khơng gây hại qua eo biển quốc tế. Tịa cho rằng các quốc gia vào thời kỳ hịa bình có quyền cho các tàu chiến của họ đi lại qua các eo biển quốc tế mà
không phải báo trước, quốc gia ven biển không được cản trở việc thực hiện quyền này nếu các tàu chiến không làm ảnh hưởng đến hịa bình, an ninh trật tự, chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển phải có nghĩa vụ thơng báo cho tàu thuyền qua lại eo biển về bất kỳ mối nguy hiểm nào như xác tàu đắm, mìn, đá ngầm… quyền này được công ước Giơ ne vơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1958 cơng nhận và sau đó được phát triển điều chỉnh trở thành quyền quá cảnh qua các eo biển quốc tế ghi nhận trong công ước của LHQ về luật biển.
Thứ hai, đóng góp về đường cơ sở thẳng: Phán quyết năm 1951 của Tòa trong
vụ Ngư trường Na Uy tòa đã tuyên bố “Người ta không thể khăng khăng biểu thị đường ngấn nước thủy triều thấp nhất như một nguyên tắc bắt buộc chạy theo bờ biển tại tất cả các chỗ uốn gập của nó. Người ta cũng khơng thể biểu thị như các ngoại lệ của quy tắc này, các vi phạm nhiều đến nỗi chúng gợi đến các mấp mô của một bờ biển gồ ghề; quy tắc sẽ mất đi trước các ngoại lệ, tồn bộ bờ biển như vậy địi hỏi phải áp dụng một phương pháp khác : đó là đường cơ sở cách đường hình thể của bờ biển một khoảng cách hợp lý”. Tịa đã cơng nhận việc phân định của Na Uy dựa trên kỹ thuật đường cơ sở thẳng và không trái với pháp luật quốc tế. Nguyên tắc áp dụng đường cơ sở thẳng năm 1935 của Na Uy đã trở thành tiêu chuẩn mới của Luật quốc tế thể hiện tại điều 4 UNCLOS1958 và Điều 7 UNCLOS1982. Ngày nay, đường cơ sở thẳng đã trở thành một quy phạm mang tính điều ước và tập quán.
Thứ ba Những đóng góp về thềm lục địa: Khái niệm về thềm lục địa mặc dù đã
được đề cập trong Tuyên bố Truman năm 1945 và Công ước Giơ ne vơ năm 1958
nhưng nó chỉ được làm sáng tỏ nhất trong phán quyết Thềm lục địa biển bắc (Cộng
hòa Liên bang Đức/ Đan Mạch, Cộng hòa Liên bang Đức/ Hà Lan). Trong phán quyết này, Tòa án đã khôi phục và phát triển thêm nguyên tắc kéo dài tự nhiên đã được đề cập trước đó. Đối với Tịa, khơng phải tính tiếp giáp, cũng khơng phải tính kế cận có thể chứng minh cơ bản trong việc mở rộng thẩm quyền quốc gia trên thềm lục địa ngồi lãnh hải mà chính là khái niệm sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển đã mang lại danh nghĩa quyền chủ quyền cho quốc gia ven biển trên phần thềm lục địa đó. Tịa đã nêu được nguyên tắc “Đất thống trị biển” và nguyên tắc “Thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển”. Chỉnh chủ quyền của quốc gia ven biển trên lãnh thổ đã đem lại quyền chủ quyền cho họ trên phần thềm lục địa kéo dài của lãnh thổ đất liền ra biển. Ngay cả khi một vùng đáy biển gần lãnh thổ của
một quốc gia hơn là lãnh thổ của mọi quốc gia khác , người ta cũng khơng thể coi rằng nó thuộc quốc gia này một khi nó khơng phải là phần mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó ra biển. Nguyên tắc này đã được UNCLOS năm 1982 ghi nhận trong điều 76.
Thứ tư về vịnh lịch sử: Tại điều 10 của UNCLOS 1982 đã đề cập đến như thế
nào là vịnh tuy nhiên không đưa ra một danh nghĩa nào về vịnh lịch sử. Trong vụ tranh chấp biên giới đất liền, đảo và biển giữa En Sanvado và Onđurá, Tòa đã đưa ra phán quyết của mình, trong đó khẳng định vịnh Fonseca là vịnh lịch sử, mỗi nước ven bờ vịnh có lãnh hải đa hải lý và vùng nước vịnh nằm ngoài vùng nước thuộc chủ quyền tiếp tục được đặt dưới chế độ cộng quan, đồng chủ quyền giữa ba nước ven bờ vịnh: En Sanvađo, Onđurát và Nicaragoa. Phán quyết đã góp phần làm sáng tỏ thêm quy chế của một vịnh lịch sử, điều mà UNCLOS1982 khơng nói rõ.
Thứ năm về Phân định biển: UNCLOS 1982 có hiệu lực từ ngày 16-11/1994
đã đặt ra một trật tự pháp lý mới trên biển và việc phân chia lại các nguồn tài nguyên biển cả. Công ước đã đặt ra một vấn đề hết sức khó khăn là xác định các đường biên giới trên biển. Đặc biển vấn đề xác định thềm lục địa là vấn đề được tranh cãi nhiều nhất và rất khó thỏa thuận. Nội dung được quy định tại điều 74 và điều 83 của Công ước quy định việc phân định phải theo nguyên tắc công bằng nhưng không đề cập thế nào là công bằng. Trong hơn chục năm qua Tòa đã tập trung nỗ lực của mình trong việc làm rõ và phát triển các khái niệm về phân định biển mà Cơng ước này chưa nói rõ theo phương châm “cơng bằng khơng có nghĩa là bằng nhau”. [33]