Giải quyết tranh chấp thơng qua hịa giải là biện pháp mà trong đó bên thứ ba có uy tín trên trường quốc tế khuyến khích các bên ngồi vào bàn đàm phán. Trong biện pháp này, bên thứ ba trực tiếp tham gia vào đàm phán (Đưa ra các dự thảo đàm phán, định hướng đàm phán).
Về cách thức tiến hành, các bên được tùy nghi lựa chọn biện pháp này, có thể áp dụng trước hết để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, hòa giải cũng là biện pháp thông qua bên thứ ba, nên thông thường các bên không thể thực hiện đàm phán để giải quyết tranh chấp thì có thể áp dụng hịa giải để giải quyết. Khác với biện pháp Trung gian, tiến hành giải quyết tranh chấp thơng qua hịa giải, thể hiện ý chí giải quyết tranh chấp ở mức độ cao hơn, và thường là những tranh chấp có ảnh hưởng nhiều đến tính quốc tế.
Bên thứ ba với tư cách hòa giải tranh chấp, có tác dụng như trọng tài trong phân xử tranh chấp, vì thế thơng thường vai trị hịa giải là một cơ quan quốc tế. Hoặc cũng có thể thơng qua các Ủy ban kiểm tra (có thể là ủy ban thường trực hoặc Ad- hoc) hòa giải tiến hành nghiên cứu và phân tích tình trạng của vụ tranh chấp, sau đó đưa ra khuyến nghị giải quyết tranh chấp. Kiến nghị chỉ có tính chất tham khảo và khơng có hiệu lực pháp luật như một phán quyết. Việc hịa giải được thực hiện khi có yêu cầu của cả hai bên hoặc cũng có thể chỉ cần có đề nghị của một bên. Sau khi tiến hành xong thủ tục hòa giải, cơ quan quốc tế này sẽ đưa ra quyết định bằng đa số phiếu. Hoạt động của ủy ban chấm dứt khi các bên đã thỏa thuận xong hoặc khi các bên không thỏa thuận được với nhau. Trong thủ tục hòa giải, quyết định cuối thuộc về các bên tranh chấp. Ủy ban hịa giải khơng có quyền đưa ra các quyết định có hiệu lực ràng buộc các bên. Do đó các bên tuy tranh chấp có sự hiện diện của bên thứ ba nhưng các bên vẫn có quyền thể hiện ý chí và thỏa thuận ý chí.
Dựa vào những phân tích trên, giải quyết tranh chấp thơng qua biện pháp hòa giải thể hiện những ưu điểm như sau: Sự tham gia của hòa giải trong quan hệ tranh chấp, tạo điều kiện để các bên nỗ lực giải quyết tranh chấp và thực hiện kết quả giải quyết tranh chấp; Do có sự tham gia của bên thứ ba xây dựng cơ chế đàm phán cho các bên và phác thảo những dự kiến giải quyết tranh chấp nên tỷ lệ thành cơng cao; Uy tín của bên thứ ba với vai trị hòa giải, nên việc thực hiện kết quả giải quyết tranh chấp được các bên nỗ lực thực hiện nếu khơng muốn mất uy tín.
Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Bên thứ ba sẽ chỉ định thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, do đó các bên khơng thể chủ động được vấn đề này; Tranh chấp khơng đảm bảo được tính bí mật, tính bí mật thể hiện ở nội dung tranh chấp và nội dung giải quyết tranh chấp. Do tính chất của hịa giải phải tham gia và hiểu biết về tranh chấp mới có thể đưa ra ý kiến để hịa giải. Do đó, bên thứ ba có khả năng chi phối sâu vào cơng việc, kết quả tranh chấp chắc chắn khơng như ý chí mong muốn của một bên trong quan hệ tranh chấp.