Hiện trạng giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 86 - 88)

Trƣờng Sa

Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội về phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đơng thơng qua thương lượng hồ bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tơn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ ngun trạng, khơng có hành động làm phức tạp thêm tình hình, khơng sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Đây được coi là lập trường nhất quán và rõ ràng của Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề về chủ quyền biển đảo, thể hiện tinh thần tuân thủ pháp luật quốc tế, yêu chuộng hịa bình và mong muốn hợp tác hữu nghị với các quốc gia. Tuy vậy, lập trường này không đồng nghĩa với một số quan điểm cho rằng Nhà nước Việt Nam chỉ sử dụng đàm phán, thương lượng là biện pháp duy nhất để giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và tranh chấp về biển, đảo nói riêng. Việc lựa chọn giải pháp giải quyết tranh chấp nào sẽ phụ thuộc thực tế vào các bên tham gia tranh chấp; nội dung tranh chấp; quan điểm, lập trường của các bên; kết quả của các phương thức đã được áp dụng để giải quyết tranh chấp;...

Với tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay, Việt Nam cũng thực hiện tinh thần hữu nghị đàm phán nhưng khơng đạt được kết quả. Phía Trung Quốc ln kiên quyết phủ nhận sự tồn tại tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa với bất cứ quốc gia nào; đồng thời đưa ra yêu sách “đường lưỡi bị” chiếm 80% diện tích Biển Đông để tái khẳng định cái gọi là chủ quyền lịch sử đối với hai quần đảo. Không

dừng lại ở đó, Trung Quốc cịn có một loạt các hành động xâm phạm đến các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam cũng như các hoạt động thực thi chủ quyền đã được quy định và thừa nhận trong pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Malaysia với quan điểm vốn mang tính “khó lường” về vấn đề Biển Đơng, Brunei là quốc gia có quan điểm trung lập về vấn đề Biển Đông và chủ quyền quần đảo Trường Sa. Chính lập trường giảm nhẹ vị thế vấn đề an ninh chủ quyền quốc gia nên khiến cho bài tốn Biển Đơng trở nên khó giải quyết.

Khác với Malaysia và Brunei, Philippines là quốc gia bày tỏ quan điểm, lập trường vững vàng trong vấn đề Biển Đơng và chủ quyền đối với nhóm đảo Kalayaan (KIG) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sau nhiều nỗ lực đàm phán, trao đổi quan điểm, đầu năm 2013, Philippines kiện Trung Quốc ra trước trọng tài Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982 để phản đối yêu sách của Trung Quốc đối với các khu vực trên Biển Đông và yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng biển mà theo Công ước, cấu thành nên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines. Hành

động của Philippines được đánh giá tác động tới Việt Nam trên hai phương diện: i)

khẳng định một triển vọng mới cho vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển; ii) phạm vi đơn kiện của Philippines cho thấy liên quan đến vấn đề khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo KIG thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nếu xử lý không khôn khéo, Việt Nam chắc chắn sẽ mất đi người đồng hành trong chiến tuyến chống lại yêu sách “đường lưỡi bị”, đồng thời vơ hình chung, khẳng định chủ quyền của Philippines đối với nhóm đảo KIG.

Bên cạnh đó, Indonesia mặc dù khơng tồn tại u sách đến chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, nhưng mới đây tuyên bố là quốc gia tiếp theo bị yêu sách “đường lưỡi bò” xâm phạm đến. Tuyên bố này của Indonesia cùng với Công hàm năm 2010 phản đối yêu sách “đường lưỡi bị” cho thấy, Indonesia từ quốc gia có vai trị trung gian trong vấn đề Biển Đơng sẽ cùng đứng trên chiến tuyến chống lại yêu sách phi lý này của Trung Quốc.

Nếu như sau sự kiện Philippines đưa Trung Quốc ra Tòa trọng tài Phụ lục VII đầu năm 2013, Trung Quốc dường như quay lại giai đoạn “giấu mình chờ thời”, thì sau sự kiện bán đảo Crimea (Ukrain) sáp nhập vào Nga (3/2014), Trung Quốc lại hung hăng, ngông cuồng trên mặt trận thực địa mà tiêu biểu là sự kiện hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt

Nam. Bối cảnh quốc tế và khu vực cho thấy, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam sử dụng các giải pháp chính trị - ngoại giao với bước đi tích cực và quyết đốn hơn nhằm tiếp bước cho việc áp dụng giải pháp pháp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)