Giải quyết tranh chấp về chủ quyền trên biển thông qua trung gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 41 - 42)

Giải quyết tranh chấp thông qua trung gian là biện pháp mà trong đó dựa vào uy tín trên trường quốc tế của bên thứ ba, bên thứ ba khuyến khích các bên ngồi vào bàn đàm phán. Bên thứ ba có tác dụng làm dịu sự căng thẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp xúc tiến hoạt động đàm phán, đưa ra lời khuyên chỉ dẫn cho các bên, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Biện pháp này được ghi nhận trong công ước La Hay 1899 và 1907 về giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế, được áp dụng khi các bên thường có quan hệ hữu nghị, mật thiết với bên thứ ba. Đặc điểm của biện pháp này, là Bên thứ ba không trực tiếp giải quyết tranh nội dung tranh chấp, quyết định cuối cùng liên quan đến kết quả tranh chấp phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên còn lại.

Hoạt động trung gian của bên thứ ba chấm dứt khi: Các bên đã đồng ý với kết quả giải quyết của bên thứ ba, vụ tranh chấp khơng cịn tồn tại, các bên tranh chấp quyết định sử dụng biện pháp giải quyết khác hoặc biện pháp kiến nghị của bên thứ ba đã bị các bên không chấp nhận. Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù kết quả của giải quyết tranh chấp do ý chí thỏa thuận của các bên quyết định, nhưng điều kiện cần là phải có một bên thứ ba. Ảnh hưởng của bên thứ ba này có thể là ảnh hưởng của uy tín tác động trực tiếp lên quốc gia cịn lại trên bình diện quan hệ quốc tế hoặc là cơ quan chủ trì cao cấp trong một liên minh khu vực ln đề ra những quyết định trọng đại. Ngoài ra, lựa chọn đến bên thứ ba trong quan hệ tranh chấp cịn vì yếu tố thực hiện kết quả tranh chấp. Dựa vào vị thế và uy tín của bên thứ ba, nhắc nhở đến các bên những hành vi và ứng xử nhằm thực hiện tốt kết quả đàm phán. Trong quan hệ quốc tế, đối với biện pháp trung gian, bên thứ ba thứ ba phải là khơng có địi hỏi lợi ích đối với nội dung tranh chấp . Nếu ngược lại, bên thứ ba sẽ mất tính khách quan khi đứng vai trò trung gian , điều này sẽ dẫn tới kết quả của tranh chấp hoặc là thất bại , hoặc là nghiêng hẳn lợi ích cho một bên. Chính v́ì vậy, trong thực tiễn áp dụng biện pháp này, hầu hết bên thứ ba đều là những cường quốc, những bên trong tranh chấp cịn lại có sự khập khiễng về sức mạnh đối với nhau.

Biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua trung gian có những ưu điểm như sau: Các bên sẽ lỗ lực đàm phán , thông qua việc nỗ lực thực hiện kết quả đàm phán dưới sự trung gian của bên thứ ba, kết quả giải quyết tranh chấp chắc chắn được thực thi; Nội dung tranh chấp vẫn đảm bảo tính bí mật vì bên thứ ba khơng trực tiếp tác động vào ý chí của các bên; Ít chi phí, các bên chủ động về mặt thời gian và địa điểm; Tỷ lệ thành công cao hơn so với biện pháp đàm phán.

Tuy nhiên biện pháp này cũng tồn tại những hạn chế nhất định :Mặc dù bên thứ ba chỉ tham gia nhằm giúp đỡ (hỗ trợ) các bên tranh chấp tiến tới đàm phán thương lượng , bên thứ ba chỉ đưa ra các ý kiến có tính chất khuyến nghị và khơng ràng buộc các bên tranh chấp. Song một số trường hợp trung gian có ảnh hưởng lớn đến tiến trình và phương sách giải quyết tranh chấp. Một số quốc gia (thường là các cường quốc) lợi dụng điểm này để mưu cầu lợi ích cho mình. Chính vì lý do đó kết quả tranh chấp không như trù định ban đầu của mỗi bên trong quan hệ tranh chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 41 - 42)