Cơ cấu hoạt động của tòa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 44 - 47)

PCA được thành lập vào năm 1899, trên cơ sở Công ước Lahaye 1899 (cịn được gọi là cơng ước Lahaye I) về giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế. Với tư cách là một thiết chế quốc tế giúp các quốc gia có thể giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình, PCA có trụ sở chính tại Cung điện Hịa Bình, thành phố La Haye của Hà Lan bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1902. Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn hoạt động, quy chế của Tòa trọng tài thường trực La Haye đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải điều chỉnh. Xuất phát từ yêu cầu này, năm 1907, tại Hội nghị hịa bình Lahay lần thứ hai, các quốc gia đã ký kết Công ước Lahay II nhằm sửa đổi và bổ sung một số quy định về PCA theo quy định của Công ước Lahay I. Công ước LaHaye 1907 (Công ước Lahaye II) ra đời góp phần hồn thiện quy chế tổ chức và hoạt động của Tòa trọng tài thường trực Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, PCA có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các quốc gia thoả thuận lựa chọn một phương thức giải quyết khác. Ngồi các quốc gia thì cả các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các thực thể tư nhân cũng được sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp tại PCA [điều 42 công ước lahay 1907].

Thứ hai, về cơ cấu tổ chức, mặc dù tên gọi là Toà trọng tài thường trực nhưng PCA không hẳn là cơ quan tài phán quốc tế thường trực. Thực chất PCA chỉ là một danh sách các trọng tài viên thường trực, có thể được các quốc gia lựa chọn khi giải quyết các tranh chấp. Chỉ có cơ quan tối cao của Tồ - Hội đồng điều hành là cơ quan thường trực. Hội đồng bao gồm đại diện ngoại giao tại Lahay của tất cả các quốc gia thành viên và Bộ trưởng ngoại giao Hà Lan là Chủ tịch Hội đồng điều hành. Hội đồng

có trách nhiệm xác định chính sách và đưa ra các hướng dẫn chung cho hoạt động của PCA, quyết định các vấn đề về hành chính và ngân sách.

Dưới Hội đồng điều hành có Ban thư ký, đứng đầu là Tổng thư ký, có trách nhiệm lập danh sách các trọng tài viên dựa trên sự đề cử của các quốc gia, cung cấp các dịch vụ đăng ký, hỗ trợ hành chính, kỹ thuật… cho các hoạt động của PCA và quốc gia thànhviên [46]

Ban trọng tài của PCA gồm các trọng tài viên được chỉ định bởi các quốc gia thành viên Cơng ước (hiện nay có 115 quốc gia là thành viên của hai Công ước Lahay

I và Lahay II. Mỗi quốc gia được đề cử không quá bốn trọng tài viên với nhiệm kỳ

sáu năm. Các trọng tài viên này phải là những cá nhân có hiểu biết chuyên sâu về luật quốc tế, có kinh nghiệm, uy tín và ln sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của trọng tài viên [điều 44 công ước lahay 1907)

Thứ ba, về trình tự, thủ tục chọn trọng tài viên, khi tranh chấp phát sinh, từ danh sách Ban trọng tài (hiện nay danh sách này có khoảng hơn 300 trọng tài viên), mỗi bên tranh chấp có quyền chỉ định số lượng trọng tài viên bằng nhau tham gia Hội đồng trọng tài (trong đó có thể chọn một người là cơng dân nước mình). Các trọng tài viên này sẽ tiếp tục chỉ định trọng tài viên tiếp theo làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Phán quyết của Hội đồng trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa số. Phán quyết này có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các bên (điều 46 cơng ước lahay 1907); Ngồi ba cơ quan chính kể trên, PCA cịn thành lập các Ban hội thẩm chuyên trách để giải quyết các vụ việc liên quan đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Thứ tư, về trình tự thủ tục để giải quyết tranh chấp, PCA khơng có quy định về trình tự thủ tục riêng áp dụng cho tất cả các trường hợp mà tùy thuộc vào từng loại chủ thể tranh chấp mà PCA áp dụng những quy tắc tố tụng khác nhau như: Quy tắc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia (1992); Quy tắc giải quyết tranh chấp giữa các bên mà chỉ một bên là quốc gia (1993); Quy tắc giải quyết tranh chấp giữa quốc gia với tổ chức quốc tế (1996); Quy tắc giải quyết tranh chấp giữa tổ chức quốc tế và thực thể tư nhân (1996); ….

Bên cạnh các tranh chấp được giải quyết tại PCA theo quy chế, điều lệ của Tòa, trong một số vụ tranh chấp, hoạt động của PCA còn liên quan chặt chẽ với các Quy tắc trọng tài của Ủy ban luật thương mại quốc tế của LHQ (UNCITRAL). Quy tắc trọng tài UNCITRAL được Ðại hội Ðồng thông qua vào ngày 15 tháng 12 năm

1976, và sửa đổi vào năm 2010, quy tắc này ủy thác cho Tổng thư ký của PCA với vai trò của các định một "thẩm quyền bổ nhiệm" theo yêu cầu của một bên tham gia tố tụng trọng tài. Ngoài “Thẩm quyền bổ nhiệm” tổng thư ký PCA còn được trao quyền xác định “cơ quan có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên” theo yêucầu của một bên tham gia tố tụng, nếu như các bên không đạt được sự thỏa thuận về việc lựa chọn trọng tài viên cũng như khơng lựa chọn được “cơ quan có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên”. [47] Cụ thể, yêu cầu này có thể được thực hiệntrong các trường hợp sau:

* Theo Quy tắc trọng tài UNCITRAL 1976:

- Trường hợp có một trọng tài viên duy nhất và hai bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn trọng tài viên đó trong thời gian quy định (Điều 6);

- Trường hợp có 3 trọng tài viên và một bên không chỉ định được trọng tài viên mà mình có quyền chỉ định trong thời gian quy định (Điều 7 khoản 2); hoặc hai trọng tài viên đã được chỉ định không thỏa thuận được về việc lựa chọn Chủ tịch Hội đồng trọng tài trong thời gian quy định (Điều 7 khoản 3);

- Trường hợp trọng tài viên bị khước từ bởi cơ quan có thẩm quyền chỉ định (Điều 12);

* Theo Quy tắc trọng tài UNCITRAL 2010:

- Trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận vềcơ quan có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên trong vòng 30 ngày theo đề nghị của một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân màmột trong số đó sẽ có thể là cơ quan có thẩm quyền chỉ định (Điều 6 khoản 2);

- Ngoại trừ quy định tại Điều 41 khoản 4 đoạn b, nếu cơ quancó thẩm quyền chỉ định trọng tài viên từ chối, hoặc không thểchỉ định trọng tài viên, hoặc không thể quyết định khước từ trọng tài viên trong khoảng thời gian quy định theo yêu cầu của một bên (Điều 6 khoản 4)

Bên cạnh những quy định mang tính pháp lý của Quy tắc trọng tài UNCITRAL về vai trò của Tổng thư ký PCA trong việc xác định “cơ quan có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên”, thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại đã cho thấy trong nhiều thỏa thuận trọng tài, các bên tranh chấp đã lựa chọn luôn Tổng thư ký PCA là “cơ quan có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên”. Khi đó hoạt động của Tổng thư ký PCA hoàn toàn tuân theo Quy tắc trọng tài UNCITRAL. Ngồi ra, PCA cịn

cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các bên khi giải quyết tranh chấp theo Quy tắc trọng tài UNCITRAL.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước (Trang 44 - 47)