Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
1.3. Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với chế độ tử tuất
Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với chế độ tử tuất là những tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật BHXH trong việc điều chỉnh quan hệ về chế độ tử tuất, thể hiện quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong vấn đề đảm bảo ổn định đời sống của ngƣời lao động, góp phần đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội, phát triển kinh tế- xã hội. Các nguyên tắc đó bao gồm:
* Nhà nước thống nhất quản lý bảo hiểm xã hội và đảm bảo thực hiện chế độ tử tuất
Sự quản lý của nhà nƣớc trƣớc hết phải xuất phát từ chức năng của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc với tƣ cách là chủ sở hữu cao nhất, ngƣời đại diện cho toàn bộ xã hội phải thực hiện trách nhiệm đối với công dân của mình, quản lý toàn bộ các quan hệ BHXH, trong đó có chế độ tử tuất. Chỉ có Nhà nƣớc mới có đầy đủ các điều kiện, khả năng thực hiện trọng trách này. Mặt khác, sự tham gia của nhà nƣớc khi quản lý chế độ tử tuất trong BHXH thể hiện sự tiến bộ và tinh thần nhân đạo của pháp luật nƣớc ta.
Việc thống nhất quản lý về chế độ tử tuất trƣớc hết thể hiện bằng việc nhà nƣớc định ra các chính sách, cụ thể hóa bằng việc ban hành hệ thống pháp luật điều chỉnh trực tiếp, chi tiết các quan hệ bảo hiểm, trong đó có quan hệ về chế độ tử tuất, quy định về cơ chế quản lý quỹ hƣu trí và tử tuất, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện trong thực tế, xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến chế độ tử tuất. Vai trò quản lý nhà nƣớc còn thể hiện bằng việc nhà nƣớc tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc, bộ máy cơ quan BHXH để thống nhất quản lý trong phạm vi toàn quốc.
Với vai trò là chủ sử dụng của những ngƣời lao động trong khu vực nhà nƣớc đóng góp vào quỹ hƣu trí và tử tuất, Nhà nƣớc còn có vai trò là ngƣời bảo trợ, hỗ trợ tài chính cho quỹ nhằm bảo toàn sự tăng trƣởng của quỹ này cũng nhƣ các loại quỹ khác trong BHXH.
* Mức hưởng chế độ tử tuất dựa trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm xã hội và chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là một trong những hình thức phân phối lại thu nhập giữa những ngƣời tham gia BHXH nên cần xác định một cách công bằng hợp lý, tức mức hƣởng căn cứ vào khoảng thời gian đóng góp vào quỹ BHXH. Nằm trong nguyên tắc chung đó của BHXH, mức hƣởng chế độ tử tuất cũng cần có sự tƣơng xứng với thời gian đóng góp, hạn chế sự bù đắp của nhà nƣớc đối với quỹ BHXH. Trên cơ sở đó, mức trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tuất đƣợc tính trên cơ sở thời gian đóng không đƣợc cao hơn mức lƣơng cơ sở khi ngƣời lao động đang làm việc, tránh tình trạng gây khó khăn cho quỹ bảo hiểm xã hội trong việc cân đối thu chi và tạo tâm lý ý lại của đối tƣợng thụ hƣởng, trông chờ vào khoản tiền BHXH. Việc kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc chia sẻ rủi ro trong cộng đồng và mức hƣởng trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm còn đƣợc thể hiện ở việc điều chỉnh mức trợ cấp, tuy nhiên phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho ngƣời lao động và gia đình họ.
* Việc thực hiện chế độ tử tuất phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm thực hiện áp dụng chế độ đối với mọi đối tượng người lao động
Trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về BHXH, thực hiện chế độ BHXH giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội đối với đối tƣợng thụ hƣởng chế độ cần phát sinh những thủ tục, trình tự mang tính chất hành chính để giải quyết. Để tránh tình trạng gây phiền hà, thủ tục nhiêu khê đối với đối tƣợng thụ hƣởng, cần có quy định về việc tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi, nhanh chóng trong quá trình làm thủ tục thụ hƣởng cho đối tƣợng thụ hƣởng, vừa đảm bảo yêu cầu của
quản lý nhà nƣớc, mặt khác phải đảm bảo thực hiện chế độ đối với mọi ngƣời lao động, không phân biệt ngƣời lao động có tham gia loại hình BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện, bởi ở cả hai loại hình BHXH này Luật BHXH đều có quy định về chế độ tử tuất cho ngƣời lao động tham gia BHXH.