Chế độ tử tuất trong loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tử tuất trong luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 40 - 49)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

2.1. Lược sử quá trình hình thành chế độ tử tuất trong luật bảo

2.2.1. Chế độ tử tuất trong loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.2.1.1. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ tử tuất

Đối tƣợng hƣởng chế độ tử tuất bao gồm ngƣời lao động trực tiếp tham gia BHXH, thân nhân của ngƣời lao động tham gia BHXH sau khi ngƣời lao động chết.

Đối tƣợng là ngƣời lao động trực tiếp tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

+ Ngƣời làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dƣới 12 tháng,

kể cả hợp đồng lao động đƣợc ký kết giữa ngƣời sử dụng lao động với ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời dƣới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Ngƣời làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dƣới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, ngƣời làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; ngƣời làm công tác cơ yếu hƣởng lƣơng nhƣ đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học đƣợc hƣởng sinh hoạt phí;

+ Ngƣời đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng quy đinh tại Luật ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng;

+ Ngƣời quản lý doanh nghiệp, ngƣời quản lý điều hành hợp tác xã có hƣởng tiền lƣơng;

+ Ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã, phƣờng, thị trấn.

Đối tƣợng là thân nhân của ngƣời lao động sau khi ngƣời lao động chết, bao gồm: con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của ngƣời tham gia BHXH hoặc thành viên khác trong gia đình mà ngƣời tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dƣỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Trong quy định về đối tƣợng hƣởng chế độ tử tuất trong loại hình BHXH bắt buộc, Luật BHXH 2014 quy định bổ sung nhóm đối tƣợng tham gia cho chế độ hƣu trí và tử tuất là: Ngƣời có Hợp đồng lao động từ 01 tháng

đến dƣới 03 tháng. Công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động (áp dụng từ năm 2018); ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; ngƣời đi làm việc theo quy định của pháp luật về ngƣời lao động Việt Nam ở nƣớc ngoài.

Với quy định này thì vấn đề tổ chức quản lý lao động có hợp đồng lao động dƣới 03 tháng là rất khó quản lý, phát sinh nhiều giấy tờ, thủ tục xác minh, mất nhiều thời gian, công sức và chi phí cho việc tổ chức quản lý của bộ máy quản lý nhà nƣớc về BHXH. Các đơn vị sử dụng lao động có thể rất khó để trốn đóng BHXH cho ngƣời lao động nhƣ trƣớc, ngƣợc lại để kiểm soát việc này thì cơ quan quản lý nhà nƣớc về BHXH phải đầu tƣ rất nhiều công sức và chi phí cho công tác quản lý, bởi số lƣợng ngƣời lao động đóng BHXH bắt buộc tăng lên đáng kể, các khâu kiểm tra, thu – chi BHXH diễn ra thƣờng xuyên, liên tục, bởi khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng là không dài, nhu cầu về BHXH diễn ra nhiều và thƣờng xuyên hơn.

Về điều kiện hƣởng chế độ tử tuất: trong chế độ tử tuất bao gồm có hai chế độ hƣởng là mai táng phí và chế độ tiền tuất (chế độ tiền tuất hằng tháng và chế độ tiền tuất một lần), mỗi chế độ hƣởng có những yêu cầu về điều kiện đối với ngƣời tham gia BHXH và ngƣời thụ hƣởng là thân nhân của ngƣời tham gia BHXH sau khi chết là khác nhau. Sau đây là cụ thể từng chế độ hƣởng trong chế độ tử tuất trong loại hình BHXH bắt buộc.

2.2.1.2. Các chế độ hưởng trong chế độ tử tuất * Chế độ mai táng phí

- Đối tƣợng mà khi chết, ngƣời lo mai táng đƣợc hƣởng mai táng phí theo chế độ BHXH bắt buộc. Luật BHXH 2014 có sự thay đổi so với Luật 2006 theo hƣớng mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH, do đó mà đối tƣợng hƣởng chế độ tử tuất cũng đƣợc mở rộng hơn, điều kiện đối với một số nhóm đối tƣợng chặt chẽ hơn, ngƣời lao động đang đóng BHXH bắt buộc đƣợc chia

thành 9 nhóm đối tƣợng thay vì 8 nhóm nhƣ trƣớc đây, tại các nhóm đối tƣợng cũng quy định cụ thể hơn, điều kiện để đƣợc hƣởng chế độ mai táng phí đó là ngƣời lao động là công dân Việt Nam, đang đóng BHXH hoặc đang bảo lƣu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên.

Ngoài ra, Luật BHXH 2014 còn quy định nhóm đối tƣợng là ngƣời lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu; hƣởng trợ cấp lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc, sau khi chết thì ngƣời lo mai táng sẽ đƣợc hƣởng trợ cấp mai táng phí.

- Mức hƣởng trợ cấp mai táng đƣợc tính bằng 10 lần mức lƣơng cơ sở tại tháng mà ngƣời lao động chết [18]

* Chế độ trợ cấp tiền tuất hằng tháng

Chế độ hƣởng tiền tuất này đƣợc quy định chỉ áp dụng đối với trƣờng hợp đối tƣợng tham gia loại hình BHXH bắt buộc mà không áp dụng với đối tƣợng tham gia loại hình BHXH tự nguyện.

Đối tƣợng mà khi chết, thân nhân của họ sẽ đƣợc hƣởng tiền trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định pháp luật BHXH. Bao gồm quy định về điều kiện của ngƣời lao động đã có quá trình tham gia BHXH, điều kiện thân nhân của ngƣời lao động. Cụ thể:

- Điều kiện của ngƣời lao động, ngƣời mà thuộc diện BHXH bắt buộc sau khi chết thuộc một trong các trƣờng hợp sau thì thân nhân của họ đƣợc hƣởng trợ cấp tuất hằng tháng:

+ Đã đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên nhƣng chƣa hƣởng BHXH một lần;

+ Đang hƣởng lƣơng hƣu;

+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Đang hƣởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

- Điều kiện đối với thân nhân của ngƣời lao động thuộc đối tƣợng thụ hƣởng chế độ tuất hằng tháng nhƣ sau:

+ Con chƣa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con đƣợc sinh khi ngƣời bố chết mà ngƣời mẹ đang mang thai;

+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dƣới 55 tuổi, chồng dƣới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhƣng thấp hơn mức lƣơng cơ sở (thu nhập này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công);

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của chồng hoặc cha đẻ của vợ, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà ngƣời tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dƣỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dƣới 60 tuổi đối với nam, dƣới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhƣng thấp hơn mức lƣơng cơ sở (thu nhập này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công);

- Quy định cần lƣu ý đối với thân nhân ngƣời lao động là thời hạn đề nghị giám định mức suy giảm khả năng lao động để đƣợc hƣởng trợ cấp tuất hằng tháng là 04 tháng kể từ ngày ngƣời lao động tham gia BHXH chết; trƣờng hợp con chƣa đủ 18 tuổi, con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, con đƣợc sinh khi ngƣời bố chết mà ngƣời mẹ đang mang thai khi hết thời hạn hƣởng trợ cấp theo quy định nếu thân nhân có nguyện vọng hƣởng trợ cấp thì phải nộp đơn đề nghị trƣớc hoặc sau thời điểm hết hạn 04 tháng.

Với quy định này, thực trạng cần quan tâm ở quy định này đó là quyền của ngƣời lao động khi tham gia BHXH: Trong quy định của Luật BHXH

2014 bổ sung một số quyền nhƣ quyền đƣợc quản lý sổ BHXH của mình trong thời gian đóng BHXH để theo dõi quá trình đóng – hƣởng BHXH; đƣợc ngƣời sử dụng lao động định kỳ cung cấp thông tin về việc đóng BHXH; hàng năm, đƣợc cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH. Quyền đƣợc chủ động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động trong trƣờng hợp bảo lƣu thời gian đóng BHXH để hƣởng chế độ và đƣợc Quỹ BHXH thanh toán phí giám định y khoa khi đủ điều kiện hƣởng chế độ BHXH.

Quy định trên tạo điều kiện cho ngƣời lao động giám sát ngƣời sử dụng lao động trong việc tham gia đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi của mình. Nhƣng ở đây, với quy định cho phép ngƣời lao động và nhân thân ngƣời lao động (trong trƣờng hợp ngƣời lao động chết) đƣợc quyền chủ động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động, đƣợc thanh toán phí giám định thì ngƣời lao động sẽ hoàn toàn đƣợc chủ động đi giám định (không phải qua cơ quan BHXH giới thiệu), đồng thời giảm đƣợc gánh nặng chi phí giám định y khoa. Tuy nhiên, thời hạn để nộp đơn đề nghị giám định theo quy định đối với thân nhân hƣởng tuất là 04 tháng kể từ ngƣời lao động chết hoặc 04 tháng trƣớc hoặc sau thời điểm thân nhân đang hƣởng trợ cấp tuất hằng tháng hết thời hạn hƣởng. Quá thời hạn trên, thân nhân sẽ mất quyền đƣợc giám định mức suy giảm khả năng lao động để làm căn cứ xét hƣởng hoặc hƣởng tiếp trợ cấp tuất hằng tháng, nhƣ vậy đó là một thiệt thòi cho ngƣời thụ hƣởng chế độ nếu không kịp thời hạn trên.

Ngoài ra, một vấn đề bất cập nổi cộm và khó kiểm soát đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về BHXH ở đây đối với việc giám định y khoa, là mức độ suy giảm khả năng lao động thực tế với mức độ suy giảm khả năng lao động trên xác nhận của cơ quan y tế, vì lý do trục lợi BHXH mà đối tƣợng thụ hƣởng chế độ tử tuất có thể làm mọi cách để có đƣợc con số phần trăm suy giảm khả năng lao động nhƣ Luật BHXH 2014 quy định để

đủ điều kiện hƣởng chế độ tuất hằng tháng. Do vậy đây sẽ là kẽ hở mà Luật BHXH 2014 quy định chƣa chặt chẽ để các đối tƣợng dựa vào đây để nhằm trục lợi từ BHXH.

- Mức trợ cấp tiền tuất hằng tháng đƣợc quy định nhƣ sau:

+ Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lƣơng cơ sở; trƣờng hợp thân nhân không có ngƣời trực tiếp nuôi dƣỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lƣơng cơ sở.

+ Trƣờng hợp một ngƣời lao động chết mà hội đủ điều kiện để thân nhân của họ hƣởng chế độ tuất hằng tháng, thì số thân nhân đƣợc hƣởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 ngƣời; trƣờng hợp có từ 02 ngƣời chết trở lên thì thân nhân của những ngƣời này đƣợc hƣởng 02 lần mức trợ cấp quy định.

+ Thời điểm hƣởng trợ cấp tuất hằng tháng đƣợc thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà ngƣời lao động, ngƣời hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết [18].

Với mức trợ cấp tiền tuất hằng tháng đƣợc quy định nhƣ vậy là quá ít ỏi và không đảm bảo đƣợc cuộc sống tối thiểu cho ngƣời thụ hƣởng. Với số năm đóng và mức đóng BHXH bắt buộc nhƣ vậy thì số tiền trợ cấp tuất hằng tháng này là không tƣơng xứng và nó phản ánh chất lƣợng cuộc sống quá thấp của ngƣời thụ hƣởng sau khi bị mất đi ngƣời trụ cột trong gia đình.

* Chế độ trợ cấp tiền tuất một lần

Ở chế độ này, Luật BHXH quy định các đối tƣợng ngƣời lao động tham gia BHXH sau khi chết thuộc trƣờng hợp mà thân nhân của họ đƣợc hƣởng chế độ mai táng phí thì đƣợc xem là đáp ứng điều kiện “cần” để hƣởng chế độ bảo hiểm tuất một lần. Ngoài ra, để đủ điều kiện hƣởng thụ chế độ tuất một lần Luật BHXH đã quy định điều kiện “đủ” nhƣ sau:

- Ngƣời lao động chết không thuộc các trƣờng hợp mà thân nhân của họ đƣợc hƣởng chế độ tuất hằng tháng đã đề cập ở trên;

- Ngƣời lao động chết thuộc một trong các trƣờng hợp mà thân nhân của họ đƣợc hƣởng chế độ tuất hằng tháng, nhƣng không có thân nhân hƣởng tiền tuất hằng tháng đó. Trƣờng hợp không có thân nhân hƣởng thụ tiền trợ cấp tuất một lần thì khoản trợ cấp này đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Một lƣu ý đặc biệt là Luật BHXH 2014 quy định điều kiện đƣợc hƣởng chế độ tử tuất một lần, bao gồm thân nhân ngƣời lao động đủ điều kiện hƣởng trợ cấp tuất hàng tháng đƣợc lựa chọn nếu có nguyện vọng hƣởng trợ cấp tuất một lần, trừ trƣờng hợp có thân nhân là con dƣới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Việc bổ sung quy định này nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho thân nhân của ngƣời lao động, khắc phục một số bất cập của Luật BHXH 2006 do trong thực tiễn có nhiều trƣờng hợp thời gian hƣởng trợ cấp tuất hàng tháng rất ngắn (con sắp hết tuổi hƣởng, cha mẹ quá già) nên số tiền đƣợc hƣởng rất thấp, trong khi nếu hƣởng trợ cấp tuất một lần thì số tiền trợ cấp trong nhiều trƣờng hợp lớn hơn nên rất thiệt thòi. Bổ sung quy định trƣờng hợp ngƣời lao động không có thân nhân quy định của Luật BHXH thì khoản trợ cấp tuất một lần đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. Quy định này đã khắc phục đƣợc bất cập của Luật BHXH 2006 trong trƣờng hợp ngƣời lao động chết mà không còn nhân thân theo quy định thì các thân nhân không đƣợc hƣởng khoản trợ cấp này. Tăng mức trợ cấp tuất một lần đối với các trƣờng hợp ngƣời lao động đang đóng hoặc đang bảo lƣu thời gian đóng BHXH từ 1,5 tháng lên 02 tháng mức bình quân tiền lƣơng tháng đóng BHXH cho mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi để đảm bảo nguyên tắc đóng – hƣởng.

Với những sửa đổi nhƣ vậy, sự bất cập mà nó mang lại chính là quy định đƣợc lựa chọn giữa trợ cấp tuất hằng tháng và tuất một lần, bởi dựa theo giá trị chênh lệch khi hƣởng tuất hằng tháng và tuất một lần thì đƣơng nhiên, số đối tƣợng lựa chọn tuất một lần để hƣởng “một cục” sẽ là tƣơng đối nhiều. Điều này dẫn đến việc lạm dụng lựa chọn thụ hƣởng tiền tuất để trục lợi cho cá nhân có quyền thụ hƣởng, hơn nữa việc này gây ảnh hƣởng không nhỏ tới quỹ chi trả chế độ tuất khi phải thƣờng xuyên xuất nhiều tiền để chi trả cho chế độ này.

Mức trợ cấp tiền tuất một lần:

- Đối với thân nhân của ngƣời lao động đang tham gia BHXH bắt buộc hoặc ngƣời lao động đang bảo lƣu thời gian đóng BHXH đƣợc tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lƣơng tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trƣớc năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lƣơng tháng đóng BHXH cho các năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lƣơng tháng đóng BHXH. Mức bình quân tiền lƣơng tháng đóng BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tử tuất trong luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)