Giai đoạn 1995 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tử tuất trong luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 37 - 40)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

2.1. Lược sử quá trình hình thành chế độ tử tuất trong luật bảo

2.1.3. Giai đoạn 1995 đến nay

Chế độ tử tuất trong BHXH một lần nữa đƣợc khẳng định đƣợc vai trò không thể thiếu của mình trong hệ thống các chế độ nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho NLĐ khi Bộ luật Lao động 1995 dành Điều 146 quy định về chế độ tử tuất [16]. Nhằm cụ thể hóa các quy định về BHXH, khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, thực hiện chính sách

BHXH trên phạm vi toàn quốc, ngày 16/02/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP về thành lập hệ thống BHXH Việt Nam để giúp Thủ tƣớng Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ về BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH [11]. Ngày 26/01/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP về Điều lệ BHXH đối với dân sự với 5 chế độ BHXH: chế độ trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hƣu trí và chế độ trợ cấp tử tuất. Điều lệ dành 5 điều về chế độ tử tuất (Điều 31-Điều 33), quy định về đối tƣợng đƣợc nhận tiền mai táng gồm ngƣời lao động đang làm việc; ngƣời lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hƣu trí; ngƣời lao động đang hƣởng lƣơng hƣu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi chết thì ngƣời lo mai táng đƣợc nhận tiền mai táng (Điều 31). Con chƣa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú đƣợc pháp luật công nhận, con đẻ mà khi ngƣời chồng chết ngƣời vợ đang mang thai). Nếu con còn đi học thì đƣợc hƣởng tiền tuất hàng tháng đến khi đủ 18 tuổi/. Bố, mẹ (cả bên vợ và bên chồng); vợ hoặc chồng; ngƣời nuôi dƣỡng hợp pháp đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi trở lên, nữ đủ 55 tuổi trở lên) của ngƣời lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên; ngƣời lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hƣu trí hàng tháng; ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng và ngƣời lao động đang làm việc bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp bị chết thì những thân nhân do họ trực tiếp nuôi dƣỡng sau đây đƣợc hƣởng tiền tuất hàng tháng. Số thân nhân đƣợc hƣởng trợ cấp hàng tháng không quá 4 ngƣời. Mức trợ cấp tiền mai táng bằng 8 tháng lƣơng tối thiểu; mức tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân từ 40%-70% mức lƣơng tối thiểu [6].

Đối với quân sự (quân đội, công an), ngày 15/07/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/CP ban hành Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân

chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Chế độ tử tuất đối với các đối tƣợng quân sự tƣơng tự quy định đối với đối tƣợng dân sự tại Nghị định số 12/CP [7].

Nhằm cụ thể hóa các quy định về BHXH của Bộ luật Lao động năm 2005, ngày 29/6/2006 đánh dấu mốc quan trọng trong việc thực hiện chế độ BHXH khi Luật Bảo hiểm xã hội ra đời, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Việc luật hóa chế độ BHXH, trong đó có chế độ tử tuất bằng loại văn bản có tính hiệu lực cao nhất đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện chế độ này trong thực tế [17]. Để phát huy hơn nữa vai trò của BHXH trong điều kiện kinh tế-xã hội hiện tại và định hƣớng phát triển trong tƣơng lai, Luật BHXH năm 2014 đã đƣợc Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Một lần nữa, chế độ tử tuất lại đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp khi đƣợc quy định tại Mục 5 Chƣơng 3 về chế độ BHXH bắt buộc và Mục 2 Chƣơng 4 về chế độ BHXH tự nguyện [18].

Tóm lại, ở nƣớc ta, chế độ BHXH tử tuất đã đƣợc hình thành từ khi có chế độ BHXH, hay nói cách khác, BHXH tử tuất là một chế độ không thể thiếu trong hệ thống các chế độ BHXH. Tùy vào từng thời kỳ mà chế độ BHXH tử tuất có các đối tƣợng, điều kiện hƣởng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội tại thời kỳ đó. Tuy nhiên, chế độ này vẫn đảm bảo mục đích nhân văn cao cả của nó nhằm hỗ trợ một phần cho thân nhân ngƣời lao động đang tham gia BHXH hoặc đã tham gia BHXH nay đang hƣởng chế độ BHXH, đang chờ hƣởng BHXH mà chết, nhằm trợ giúp một phần chi phí tang lễ và trợ giúp cho thân nhân ngƣời lao động khi ngƣời lao động mất.

2.2. Thực trạng quy định chế độ tử tuất trong pháp luật bảo hiểm xã hội Việt Nam

Chế độ tử tuất là một trong những chế độ BHXH trong hệ thống các chế độ BHXH ở nƣớc ta, đƣợc hình thành và thực hiện xuyên suốt từ trƣớc

đến nay. Trải qua các lần sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về BHXH, chế độ tử tuất đã dần hoàn thiện và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Tại thời điểm hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014, nhƣng mới có hiệu lực đƣợc 1 tháng (thời điểm có hiệu lực là ngày 01/01/2016), việc thực hiện chế độ chƣa đƣợc áp dụng vào thực tiễn nhiều. Do đó, trong phạm vi đề tài, ngoài phần nội dung của chế độ tử tuất đƣợc quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích, so sánh ngƣợc lại từ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về Luật Bảo hiểm xã hội 2006 (những vấn đề có liên quan đến chế độ tử tuất đã đƣợc sửa đổi, bỏ sung vào Luật BHXH 2014) để có sự đánh giá sâu sắc hơn, có cái nhìn đa chiều hơn về các quy định đối với chế độ tử tuất trong hệ thống pháp luật BHXH hiện hành ở nƣớc ta. Hệ thống các chế độ BHXH đƣợc quy đinh tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 vẫn giữ nguyên trình tự tiếp cận lần lƣợt các chế độ thuộc hai nhóm dựa trên tính chất của đối tƣợng tham gia là loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trên cơ sở tiếp cận theo hƣớng này, tác giả sẽ lần lƣợt khái quát nội dung của chế độ tử tuất trong từng loại hình BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tử tuất trong luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)