Giai đoạn 1961 đến 1995

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tử tuất trong luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 35 - 37)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

2.1. Lược sử quá trình hình thành chế độ tử tuất trong luật bảo

2.1.2. Giai đoạn 1961 đến 1995

Hoà bình lập lại, miền Bắc nƣớc ta đã bƣớc vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn thành thắng lợi kế hoạch 3 năm phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hoá, chúng ta đang bƣớc vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, lấy công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm. Số công nhân, viên chức sẽ ngày càng tăng lên. Các chế độ trợ cấp xã hội hiện hành cần đƣợc bổ sung và cải tiến để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, nhằm phục vụ yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đáp ứng yêu cầu không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức nhà nƣớc. Năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 ban hành điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân, viên chức nhà nƣớc, đặt nền tảng xây dựng chế độ BHXH sau này. Nghị định đã quy định 6 chế độ BHXH dành cho công nhân, viên chức bao gồm: ốm đau, chế độ mang thai và sinh đẻ dành cho lao động nữ, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hƣu trí, mất sức lao động và chế độ tử tuất. Tại Tiết 6 của Nghị định, từ Điều 55 đến Điều 61 về “Chế độ chôn cất và trợ cấp vì mất ngƣời chủ gia đình (sau đây gọi tắt là tiền tuất)” quy định: Khi công nhân, viên chức nhà nƣớc chết, thì thân nhân đƣợc cấp một khoản tiền chi phí về chôn cất (Điều 55). Khi công nhân, viên chức nhà nƣớc chết, thì thân nhân, ngoài trợ cấp về chôn cất và tiền tuất, đƣợc trợ cấp một số tiền căn cứ vào thời gian đã công tác liên tục của ngƣời chết, cứ mỗi năm bằng 50% của một tháng lƣơng; mức trợ cấp này cao nhất không quá 2 tháng lƣơng, kể cả phụ cấp và trợ cấp con (nếu có). Nếu ngƣời chết chƣa có đủ thời gian công tác liên tục để

hƣởng tiền tuấn thì cứ mỗi năm công tác đƣợc trợ cấp một tháng lƣơng (Điều 56). Thân nhân của công nhân, viên chức nhà nƣớc chết đƣợc hƣởng tiền tuất phải là những ngƣời không có sức lao động bao gồm cả những ngƣời dƣới 16 tuổi (nếu còn đang đi học thì đến hết 18 tuổi) mà trƣớc khi chết, ngƣời công nhân, viên chức phải nuôi dƣỡng. Những ngƣời nói trên đây đƣợc hƣởng tiền tuất cho tới khi có khả năng tự giải quyết đƣợc đời sống, hay có ngƣời đảm nhiệm nuôi dƣỡng, hoặc tới khi chết (Điều 59). Chế độ tử tuất đƣợc thực hiện trên cơ sở thu 4,7% quỹ lƣơng của cơ quan, đơn vị do Tổng Công đoàn Việt Nam phụ trách và thực hiện [11].

Năm 1975, đất nƣớc thống nhất, hai miền Bắc - Nam cùng chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn này, hệ thống chính sách BHXH tiếp tục đƣợc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Việc áp dụng các chế độ BHXH, trong đó có chế độ tử tuất đƣợc mở rộng, áp dụng đối với công nhân viên chức và quân nhân ở miền Nam. Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa IV đã thông qua Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 59 Hiến pháp 1980 đã quy định rõ:

… Công nhân, viên chức khi về hƣu, già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động đƣợc hƣởng quyền lợi BHXH. Nhà nƣớc mở rộng dần sự nghiệp BHXH theo lộ trình phát triển của nền kinh tế quốc dân và bảo đảm cho ngƣời lao động đƣợc hƣởng quyền lợi đó. Nhà nƣớc hƣớng dẫn các hợp tác xã thực hiện từng bƣớc chế độ BHXH đối với xã viên [15, Điều 59].

Ngày 18 tháng 09 năm 1985, Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Nghị định số 236/HĐBT về sửa đổi, bổ sung một số chính sách về tiền lƣơng của thƣơng binh và xã hội, quy định về chế độ tử tuất đối với công, nhân viên và quân nhân, trong đó quy định về đối tƣợng hƣởng bao gồm công nhân, viên chức,

quân nhân (liệt sỹ, thƣơng binh, ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc tháng Tám 1945), điều kiện hƣởng trợ cấp. Ngoài khoản tiền trợ cấp về chôn cất, thân nhân còn đƣợc hƣởng nguyên lƣơng theo quy định tùy thuộc vào đối tƣợng công nhân, viên chức và quân nhân chết với mức hƣởng nguyên lƣơng từ 4-6 tháng, từ 6-12 tháng tiếp theo hƣởng 20% lƣơng. Ngoài thời gian hƣởng nguyên lƣơng và trợ cấp trên, thân nhân thuộc trƣờng hợp đã hết tuổi lao động, mất sức lao động hoặc chƣa đến tuổi lao động sẽ đƣợc nhận tiền trợ cấp hàng tháng với mức 30-40 đồng [10].

Giai đoạn này, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn (hƣu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với ngƣời đã nghỉ hƣu/nghỉ việc), Tổng Liên đoàn Lao động chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các khoản chi trả trợ cấp ngắn hạn (trợ cấp đau ốm, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với ngƣời đang làm việc). Tuy nhiên, sự phân tán cơ quan quản lý và thực hiện các chế độ BHXH, cộng với việc chƣa tách bạch quỹ BHXH, việc chi trả chung chế độ tử tuất đối với đối tƣợng hƣởng chế độ tử tuất hoàn toàn từ ngân sách nhà nƣớc (đối tƣợng ngƣời có công với cách mạng) và ngƣời hƣởng chế độ tử tuất một phần từ đóng góp vào quỹ (công nhân, viên chức, xã viên) khiến ngân sách nhà nƣớc cho các chế độ BHXH, trong đó có chế độ tử tuất bị thâm hụt nhiều, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tử tuất trong luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)