Hạn chế, bất cập còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tử tuất trong luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 61 - 70)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

2.4. Một số nhận xét thực trạng chế độ tử tuất ở Việt Nam

2.4.2. Hạn chế, bất cập còn tồn tại và nguyên nhân

Sau nhiều lần sửa đổi và đi vào thực hiện trong thực tiễn, Luật BHXH và các văn bản hƣớng dẫn thi hành chính sách BHXH nói chung và các quy định về chế độ tử tuất đi vào cuộc sống, phát huy tính tích cực trong việc bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động, ngƣời hƣởng chính sách BHXH. Bên cạnh những mặt đã làm đƣợc, trong quá trình thực hiện các quy định về pháp luật BHXH nói chung, quy định về chế độ tử tuất nói riêng còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Cụ thể là những hạn chế nhƣ sau:

- Việc nắm bắt, quản lý đối tƣợng thuộc diện hƣởng chế độ tử tuất chƣa chặt chẽ. Việc xác minh các đối tƣợng thụ hƣởng chế độ tử tuất là thân nhân của ngƣời lao động theo đúng quy định của pháp luật cần nhiều giấy tờ xác nhận, thủ tục rƣờm rà và chi phí cho hoạt động của bộ máy theo đó tăng lên.

Nằm chung trong hạn chế về quản lý đối tƣợng BHXH, việc nắm bắt, cập nhật thông tin, quản lý đối tƣợng thuộc diện hƣởng chế độ tử tuất, đặc biệt là đối với chế độ mai táng phí và tuất hàng tháng còn nhiều hạn chế, chƣa kịp thời. Một trong những đặc điểm của hai loại chế độ này là cần xác định thời điểm ngƣời lao động, ngƣời thụ hƣởng chế độ BHXH chết; thời điểm con (con đẻ, con nuôi) của ngƣời lao động, ngƣời thụ hƣởng chế độ BHXH đang trong độ tuổi đi học. Tuy nhiên, việc cập nhật thời điểm chết của ngƣời lao động, ngƣời thụ hƣởng chế độ BHXH phụ thuộc vào giấy chứng tử do UBND cấp xã cấp mà cơ quan BHXH chƣa có sự chủ động rà soát, nắm số liệu thông tin, dẫn đến việc phụ thuộc vào thời điểm thân nhân nộp đủ hồ sơ, giấy tờ khi nào thì giải quyết chế độ mai táng phí lúc đó. Trong thực tế, nhiều trƣờng hợp, do điều kiện khách quan nhƣ giao thông không thuận lợi, ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngƣời lao động, ngƣời hƣởng chế độ BHXH đã chết từ lâu nhƣng xin giấy chứng tử chậm, kéo theo làm hồ sơ đề nghị hƣởng chế độ tử tuất chậm, gây thiệt thòi cho đối tƣợng. Hay đối với chế độ trợ cấp tuất hàng tháng, việc yêu cầu thân nhân cung cấp giấy chứng nhận đang trong thời gian đi học của nhà trƣờng đối với con của ngƣời lao động, ngƣời thụ hƣởng chế độ BHXH không thể thực hiện hàng

tháng nên nhiều trƣờng hợp, đối tƣợng là con dƣới 18 tuổi nghỉ học nhƣng vẫn đƣợc hƣởng trợ cấp hàng tháng. Nhƣ trƣờng hợp của ông Cù Văn Vìa, sinh năm 1946, ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là ngƣời hƣởng chế độ hƣu trí, mất tháng 4/2007, nhƣng tháng 10/2007 gia đình mới làm thủ tục hƣởng chế độ mai táng phí và trợ cấp tuất một lần, đến tháng 12/2007 cơ quan BHXH huyện Bát Xát mới thực hiện xong việc thẩm định hồ sơ và chi trả chế độ tử tuất cho đối tƣợng [21]. Hay trƣờng hợp cháu Nguyễn Văn Khánh, sinh năm 1998, ở Nghệ An, hƣởng chế độ tuất hàng tháng từ năm 2009 do bố Nguyễn Xuân Minh chết vì tai nạn lao động. Tháng 9/2012, cơ quan BHXH huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An nhận đƣợc giấy xác nhận cháu Khánh đang là học sinh của nhà trƣờng, tháng 10/2012 cháu bỏ học, nhƣng trong danh sách chi trả tuất hàng tháng của tháng 02/2013 vẫn có tên của cháu Khánh [22]. Chính vì thụ động trong quản lý, cập nhật diễn biến của thân nhân đối tƣợng đã dẫn đến nhiều vi phạm trong thực hiện chế độ tử tuất.

- Việc giải quyết chế độ, chính sách, trong đó có chế độ tử tuất của cơ quan BHXH còn nhiều thủ tục hồ sơ phức tạp, thời gian thẩm định hồ sơ, giải quyết chế độ còn kéo dài, dẫn đến việc đối tƣợng chậm đƣợc giải quyết chế độ. Một bộ phận cán bộ cơ quan BHXH còn có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho đối tƣợng trong quá trình làm việc, dẫn đến tâm lý “ngại” tiếp xúc với cơ quan BHXH, cụ thể:

Các đối tƣợng đều phải thực hiện một bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ giấy tờ theo quy định tại Điều 111 Luật BHXH 2014 bao gồm:

1/ Sổ bảo hiểm xã hội; bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trƣờng hợp đủ điều kiện hƣởng hàng tháng nhƣng chọn hƣởng trợ cấp tuất một lần; biên bản điều tra tai nạn lao động, trƣờng hợp bị tai nạn giao thông đƣợc xác định là tai

nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trƣờng và sơ đồ hiện trƣờng vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật này; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trƣờng hợp chết do bệnh nghề nghiệp; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với với ngƣời đang đóng bảo hiểm xã hội và ngƣời bảo lƣu thời gian đóng BHXH);

2/ Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trƣờng hợp đủ điều kiện hƣởng hàng tháng nhƣng chọn hƣởng trợ cấp tuất một lần; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với ngƣời đang hƣởng hoặc ngƣời đang tạm dừng hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng). Tuy đã quy định chặt chẽ hơn nhƣng quy định này vẫn mang tính cứng nhắc, gây khó khăn cho thân nhân của ngƣời lao động, ngƣời thụ hƣởng chế độ BHXH trong quá trình thực hiện hồ sơ đề nghị hƣởng chế độ.

Thiết nghĩ, hồ sơ đề nghị hƣởng chế độ nếu đã đƣợc luật hóa cần phải đƣợc quy định ngắn gọn, cụ thể, tạo điều kiện cho ngƣời dân dễ dàng thực hiện, mà vẫn đảm bảo minh bạch trong quá trình thực hiện.

- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật chế độ tử tuất còn chƣa mang lại hiệu quả cao. Thực tế, khi đƣợc hỏi về chế độ tử tuất, có rất nhiều ngƣời lao động chƣa hiểu, chƣa nghe tới, hoặc chƣa nắm rõ về vấn đề này, do vậy có thể nói hạn chế lớn nhất ở đây chính là việc tuyên truyền các quy định pháp luật về chế độ tử tuất mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép với các chế độ BHXH khác mà ngƣời lao động cảm thấy quen thuộc hơn nhƣ chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hƣu trí,... do vậy việc mang

chính sách của chế độ tử tuất tới ngƣời dân chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao nhất; nội dung tuyên truyền chƣa đa dạng, phong phú. Đặc biệt là đối với các quy định về BHXH tự nguyện triển khai còn chậm, chƣa đồng đều tại các địa phƣơng, thiếu các hình thức tuyên truyền phù hợp, đặc biệt là khu vực nông thôn, làng nghề, dịch vụ. Điều này dẫn đến việc số đông ngƣời lao động, ngƣời dân chƣa đƣợc tiếp cận, chƣa hiểu rõ các quy định pháp luật về chế độ tử tuất, gây nên sự hoài nghi về các chế độ khi tham gia BHXH, mặt khác cũng dẫn đến sự thiệt thòi cho đối tƣợng thụ hƣởng vì sự thiếu hiểu biết về pháp luật BHXH.

- Điều kiện thu nhập thấp và không ổn định của từng lao động là rất khác nhau, do vậy hiện nay ngƣời lao động tham gia loại hình BHXH bắt buộc chiếm phần đông, do vậy ngoài thực hiện chỉ tiêu giải quyết chế độ tuất cho ngƣời lao động tham gia loại hình BHXH bắt buộc, thì đẩy mạnh giải quyết chế độ tuất cho ngƣời lao động tham gia loại hình BHXH tự nguyện là rất khó, do vậy đây là khiếm khuyết lớn trong thực hiện chế độ tử tuất, dẫn đến mức độ bao phủ chƣa cao.

- Độ chênh lệch về điều kiện hƣởng của chế độ trợ cấp mai táng giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện còn sự phân biệt rất lớn, điều kiện ngƣời lao động đóng BHXH bắt buộc là đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên, trong khi ngƣời lao động đóng BHXH tự nguyện phải từ đủ 60 tháng trở lên, dẫn đến sự e ngại của ngƣời lao động đối với chính sách BHXH về chế độ tử tuất, khiến cho tỷ lệ ngƣời lao động tham gia đóng BHXH tự nguyện sẽ có tâm lý dè dặt và xem xét cân nhắc lại khi quyết định tham gia BHXH tự nguyện.

- Quy định về mức hƣởng tiền tuất hằng tháng đối với thân nhân ngƣời lao động còn quá thấp để đảm bảo đƣợc cuộc sống tối thiểu, Theo quy định của Luật BHXH thì mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lƣơng cơ sở, trƣờng hợp thân nhân không có ngƣời trực tiếp nuôi

dƣỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lƣơng cơ sở. Với quy định nhƣ vậy, so với giá cả thị trƣờng hiện nay thì số tiền này là quá ít ỏi, không thể đảm bảo đƣợc cuộc sống tối thiểu cho một con ngƣời.

- Cán bộ làm công tác giải quyết chế độ tử tuất tại các địa bàn thuộc vùng sâu vùng xa chƣa đƣợc chuyên môn hóa, việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về chế độ tử tuất chƣa đƣợc chú trọng, gây ra sự bối rối trong quá trình thực hiện giải quyết chi trả chế độ.

* Nguyên nhân của các hạn chế, bất cập về chế độ tử tuất

- Nền kinh tế - xã hội Việt Nam đang trong quá trình chuyển biến mạnh mẽ, từ cơ chế quản lý tập trung kế hoạch hóa sang kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, với xu hƣớng hội nhập quốc tế sâu rộng. Bất kỳ một sự chuyển đổi hay hòa nhập nào thì việc giao thoa giữa cái cũ và cái mới đều khiến cho các yếu tố thuộc ý thức xã hội luôn bị lạc hậu hơn. Các quan hệ BHXH đa dạng, rộng lớn, luôn thay đổi, khiến cho các quy định pháp luật (vốn thuộc phạm trù ý thức xã hội) luôn lạc hậu hơn. Do đó, việc hệ thống quy định pháp luật về BHXH nói chung và chế độ tử tuất nói riêng chƣa bao phủ hết đƣợc quan hệ pháp luật về chế độ tử tuất là tất yếu khách quan.

- Hệ thống văn bản pháp luật về BHXH nói chung, quy định về chế độ tử tuất nói riêng còn một số bất cập, thiếu đồng bộ, thống nhất và tính khả thi xuất phát từ nguyên nhân cơ bản là sự phát triển đa dạng luôn luôn biến động của nền kinh tế- xã hội, khiến cho Luật BHXH chỉ phù hợp với từng giai đoạn, ngoài ra cần phải nhắc đến một nguyên nhân nữa đó là tƣ duy chủ quan của ngƣời làm luật, chƣa chú trọng vào việc xem xét, nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan để tránh chồng chéo, mâu thuẫn.

- Khả năng nhận thức của một bộ phận ngƣời dân còn yếu, chƣa hiểu đƣợc những chính sách ƣu việt của chế độ tử tuất đem lại cho mình, kèm theo điều kiện kinh tế của gia đình đại đa số còn ở mức độ thấp, trình độ dân trí

không đồng đều có khoảng cách lớn giữa miền núi vùng sâu vùng xa, nông thôn và thành thị, do vậy bƣớc đầu ngƣời dân chƣa thấy hết đƣợc những lợi ích mà chế độ tử tuất mang lại.

- Nhận thức của một bộ phận NLĐ, NSDLĐ về chế độ BHXH còn hạn chế, dẫn đến tƣ tƣởng trốn đóng BHXH hoặc không tự nguyện tham gia BHXH, do đó, quỹ BHXH ảnh hƣởng. Một số đối tƣợng do hiểu biết pháp luật còn hạn chế cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thực hiện chế độ tử tuất trong thực tế.

- Bộ máy quản lý nhà nƣớc về BHXH, cơ quan BHXH ở trung ƣơng và địa phƣơng còn thiếu, trình độ của cán bộ làm công tác BHXH còn hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH nói chung, trong đó có chế độ tử tuất thuộc BHXH còn ít về số lƣợng, chất lƣợng chƣa sâu, nhiều địa phƣơng chƣa đƣợc quan tâm, thực hiện đúng mức, khiến cho tình trạng vi phạm về việc thực hiện các quy định về chế độ tử tuất chƣa đƣợc kịp thời chấn chỉnh. Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về BHXH, cơ quan BHXH với chính quyền địa phƣơng, các tổ chức, cơ quan liên quan trong quản lý đối tƣợng, thực hiện chế độ, dẫn đến việc thiếu thông tin, tạo cơ hội cho nhiều hành vi vi phạm về thực hiện chế độ đƣợc thực hiện.

- Một khó khăn nữa trong việc thực hiện chế độ tử tuất đó là, trong tiềm thức của ngƣời lao động chƣa thực sự quan tâm tới “khái niệm” về chế độ tử tuất, bởi những chính sách về các chế độ nhƣ ốm đau, thai sản,... dƣờng nhƣ gần gũi, quen thuộc với đời sống ngƣời dân hơn, chính vì vậy, trên thực tế cho thấy chỉ khi nào cần thiết và có nhu cầu thì ngƣời dân mới bắt đầu tìm và hiểu về chế độ tử tuất, dẫn tới việc thực hiện, triển khai chế độ tử tuất gặp không ít các khó khăn, do ngƣời dân chƣa nắm rõ về chính sách này.

Tất cả các nguyên nhân trên đã và đang làm hạn chế việc thực hiện quy định về BHXH nói chung và quy định về chế độ tử tuất trong thực tế. Đánh

giá các hạn chế, bất cập, tìm ra đƣợc nguyên nhân chủ quan và khách quan của các hạn chế, bất cập, từ đó đƣa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quy định pháp luật và nâng cao hiểu quả thực thi pháp luật về chế độ tử tuất theo Luật BHXH 2014 là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Cùng với quy luật phát triển, kinh tế, xã hội Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ, với sự kết hợp, nhào nặn giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và hội nhập quốc tế. Là một trong những bộ phận của BHXH Việt Nam, chế độ tử tuất đã đƣợc hình thành từ rất sớm và có quá trình phát triển, thay đổi theo từng thời kỳ theo hƣớng ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng đƣợc đại đa số quyền lợi của ngƣời lao động, ngƣời thụ hƣởng chế độ BHXH.

Tuy nhiên, trƣớc sự phát triển không ngừng của xã hội, chế độ tử tuất vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng trong thực tiễn cũng nhƣ xuất phát từ hệ thống các quy định pháp luật. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót xuất phát từ hệ thống pháp luật đến nhận thức, hành động, mang tính khách quan và chủ quan. Những giải pháp toàn diện mang tính khả thi, dựa trên sự đánh giá toàn diện, khách quan, phù hợp với các quy định pháp luật trong nƣớc và văn kiện quốc tế nhằm khắc phục những tồn tại đó đƣợc đƣa ra trong thời điểm này là hoàn toàn cần thiết, góp phần thúc đẩy quá trình thực thi chế độ tử tuất, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả việc thực hiện chính sách của chế độ này trong thực tế, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội của nƣớc ta trong tƣơng lai.

Chương 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tử tuất trong luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)