Chế độ tử tuất trong pháp luật quốc tế và pháp luật ở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tử tuất trong luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 27 - 34)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

1.4. Chế độ tử tuất trong pháp luật quốc tế và pháp luật ở một số

quốc gia trên thế giới

Không chỉ có ở Việt Nam, chế độ tử tuất đƣợc nhiều quốc gia quy định trong pháp luật BHXH. Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhƣ sau:

Bảng 1.1: Tình hình thực hiện các chế độ BHXH ở các nước trên thế giới

Năm Số nước thực hiện 1940 1949 1969 1979 1989 1999 2006 BHXH 57 58 123 134 145 172 172 Chế độ TNLĐ-BNN 57 57 120 134 136 164 164 Chế độ hưu trí, mất sức lao động, tử tuất 33 44 97 123 135 167 169 Chế độ ốm đau, thai sản 24 36 68 75 84 112 134 Trợ cấp gia đình 7 27 62 67 63 88 96 Trợ cấp thất nghiệp 21 22 34 38 40 69 78

(Nguồn: Tổ chức Lao động thế giới 1999 và 2006)

Nhƣ bảng thống kê về tình hình số lƣợng các nƣớc trên thế giới thực hiện chế độ BHXH có thể thấy rằng chế độ tử tuất là một chế độ chiếm tỷ lệ cao nhất các nƣớc trên thế giới quan tâm và chú trọng, điều này thể hiện đƣợc những lợi ích và ƣu điểm mà chế độ này mang lại, nó góp phần to lớn trong vấn đề đảm bảo an sinh xã hội của một đất nƣớc.

chức Lao động Quốc tế đã dành 6 Điều tại phần X (từ Điều 59 đến Điều 64) để quy định về chế độ trợ cấp tiền tuất, cụ thể là các quy định về các trƣờng hợp đƣợc hƣởng trợ cấp tiền tuất, mức chi trả trợ cấp tiền tuất định kỳ, các điều kiện của đối tƣợng đƣợc bảo vệ và thân nhân của đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ cấp tiền tuất. Những ngƣời đƣợc bảo vệ bao gồm:

Ngƣời vợ và con cái của ngƣời trụ cột gia đình thuộc loại làm công ăn lƣơng đƣợc quy định, và những loại này tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ ngƣời làm công ăn lƣơng; hoặc vợ, con của ngƣời trụ cột gia đình thuộc các loại đƣợc quy định trong dân số hoạt động kinh tế, tổng số ít nhất chiếm 20% toàn bộ ngƣời thƣờng trú; hoặc vợ góa hoặc con cái có tƣ cách thƣờng trú đã mất ngƣời trụ cột gia đình mà phƣơng tiện sinh sống trong khi trƣờng hợp bảo vệ xảy ra không vƣợt quá giới hạn quy định của Công ƣớc này [24].

Công ƣớc cũng nói rõ là những nƣớc phê chuẩn công ƣớc này có quyền chỉ áp dụng một số chế độ, nhƣng ít nhất phải áp dụng một trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp tử tuất. Việc áp dụng Bảo hiểm xã hội trên của quốc gia khác nhau thƣờng cũng rất khác nhau về nội dung thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảm bảo cuộc sống của ngƣời lao động, ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và khả năng quản lí có thể đáp ứng. Tuy nhiên, xu hƣớng chung là theo đà phát triển kinh tế - xã hội, Bảo hiểm xã hội sẽ mở rộng dần về số lƣợng và nội dung thực hiện của từng chế độ.

Theo thống kê của ILO, đến năm 1981, có 139 nƣớc có thực hiện hệ thống an sinh xã hội nói chung, Bảo hiểm xã hội nói riêng, trong đó có 127 nƣớc có chế độ trợ cấp tuổi già, tàn tật và tử tuất; 79 nƣớc có chế độ trợ cấp

ốm đau và thai sản, 136 nƣớc có chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 37 nƣớc có chế độ trợ cấp thất nghiệp [24].

Công ước số 128 (1967) về trợ cấp tuổi già, người tàn tật, tiền tuất của Tổ chức Lao động Quốc tế, tƣơng tự nhƣ Công ƣớc số 102 (1952) thì Công ƣớc này cũng dành một số Điều tại phần IV để đề cập đến trợ cấp tiền tuất cho các đối tƣợng BHXH, đối tƣợng đƣợc hƣởng và điều kiện hƣởng chế độ cũng đƣợc quy định chặt chẽ và rõ ràng, bao gồm:

Vợ, con cái và các đối tƣợng ăn theo khác theo quy định, mà ngƣời trụ cột gia đình là ngƣời làm công ăn lƣơng hoặc ngƣời học nghề; hoặc vợ, con cái và các đối tƣợng ăn theo khác theo quy định, mà ngƣời trụ cột gia đình thuộc những loại đã đƣợc quy định trong số dân hoạt động kinh tế, tổng số những loại này chiếm 75% toàn bộ số dân hoạt động kinh tế; hoặc tất cả những ngƣời vợ góa, tất cả con cái và tất cả các đối tƣợng ăn theo khác theo quy định có tƣ cách thƣờng trú, đã mất ngƣời trụ cột gia đình [25].

Đây đƣợc xem là các văn kiện quốc tế xƣơng sống về BHXH nói chung và về chế độ tử tuất nói riêng trong hệ thống pháp luật quốc tế, là cơ sở quan trọng tạo tiền đề cho các quốc gia trên thế giới cũng nhƣ các quốc gia thành viên của Công ƣớc thực hiện.

Ở một số quốc gia phát triển nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan, Đức,... tuy có những mô hình tổ chức thực hiện BHXH khác nhau, nhƣng mỗi nƣớc đều có các quy định về chế độ tử tuất tùy theo đặc thù về tình hình kinh tế - xã hội của nƣớc đó, sau đây là chế độ tử tuất của hai nƣớc mà tác giả có điều kiện tìm hiểu đó là Trung Quốc và Ấn Độ.

Chế độ tử tuất theo pháp luật Trung Quốc

Theo quy định của pháp luật Trung quốc, ngƣời lao động phải đóng 8% tổng thu nhập vào tài khoản cá nhân bắt buộc cho chế độ hƣu trí, tử tuất. Thu

nhập tối thiểu để tính mức đóng góp bằng 60% mức lƣơng trung bình địa phƣơng của năm trƣớc. Thu nhập tối đa để tính mức đóng góp bằng 300% mức lƣơng trung bình địa phƣơng của năm trƣớc. Theo pháp luật về bảo hiểm của Trung Quốc cũng quy định chế độ tử tuất bao gồm trợ cấp một lần, trợ cấp thƣờng xuyên, mai táng phí. Mức trợ cấp một lần bằng từ 6 đến 12 tháng tiền lƣơng tháng cuối cùng của ngƣời chết, dựa trên số lƣợng thân nhân phụ thuộc. Đối với ngƣời đƣợc bảo hiểm chết, trợ cấp một lần bằng 2 tháng tiền lƣơng trung bình địa phƣơng trong năm trƣớc đó, và đƣợc chi trả cho vợ /chồng, con cái, bố mẹ hoặc ông bà. Đối với một thành viên gia đình phụ thuộc vào ngƣời đƣợc bảo hiểm chết, chi trả từ 33% đến 50% tiền lƣơng doanh nghiệp hoặc lƣơng trung bình hàng tháng của địa phƣơng trong năm trƣớc đó, phụ thuộc vào độ tuổi của ngƣời chết. Bên cạnh đó, ngƣời lao động khi chết còn đƣợc chi trả trợ cấp một lần từ tài khoản cá nhân bắt buộc [26]. Ngoài ra, thân nhân ngƣời lao động còn đƣợc chi trả số tiền một lần bằng số dƣ trong tài khoản cá nhân bắt buộc của ngƣời chết cộng với lãi suất, đƣợc trả cho ngƣời thừa kế hợp pháp của ngƣời chết.

Đối với mô hình BHXH của Trung quốc, các chế độ BHXH chỉ đƣợc áp dụng ở các khu vực thành thị và trong các doanh nghiệp. Tại các địa phƣơng, nhất là ở vùng nông thôn Trung Quốc có thể vận dụng các chế độ BHXH áp dụng ở khu vực thành thị để cụ thể hoá thực hiện các chế độ BHXH khác nhau, nhƣng chủ yếu là chế độ là hƣu trí và thất nghiệp. Nhƣ vậy, ở Trung quốc thực hiện mô hình đa tầng (thành thị, doanh nghiệp và nông thôn). Cách quản lý có tính tự quản cao nhƣng vẫn dƣới sự kiểm soát của nhà nƣớc [26].

Chế độ tử tuất theo pháp luật Ấn độ

Ở Ấn độ, do đặc thù có nhiều nguồn quỹ tham gia vào thực hiện chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội, trợ cấp tai nạn, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp xã

hội nên chế độ tử tuất cũng có nhiều điểm khác biệt. Nhiều quỹ khác nhau tham gia vào chi trả chế độ tử tuất nhƣ Quỹ tiết kiệm chi trả cho ngƣời đóng quỹ bị chết trƣớc khi nghỉ hƣu; Chế độ tử tuất chi trả cho ngƣời đóng bảo hiểm bị chết trƣớc khi nghỉ hƣu; trợ cấp bổ sung cho ngƣời lao động khi nghỉ hƣu chi trả cho ngƣời tham gia bị chết do ốm đau hay tai nạn. Theo đó, pháp luật của Ấn độ quy định về chi trả trợ cấp tiền tuất nhƣ sau:

(i) Quỹ tiết kiệm: Số tiền thanh toán một lần bằng tổng mức đóng góp của cả ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động cộng lãi. Khoản trợ cấp tiền tuất một lần đƣợc chi trả đối với ngƣời hƣởng tuất đƣợc xác định hoặc chia đều cho các thành viên trong gia đình của ngƣời quá cố. Trợ cấp mai táng phí đƣợc trả tối đa 2.000 rupy.

(ii) Quỹ trợ cấp tuất: Trả một lần tƣơng đƣơng số dƣ bình quân quỹ tiết kiệm của ngƣời quá cố trong 12 tháng trƣớc khi chết hoặc trong thời gian là thành viên, tùy theo số dƣ nào nhỏ hơn. Trợ cấp tối đa đƣợc hƣởng là 60.000 rupy (và đƣợc trả thêm vào khoản trợ cấp tuất trong quỹ tiết kiệm). Trợ cấp cho vợ/chồng của ngƣời chết (chế độ hàng tháng): Đƣợc trả 50% trợ cấp của ngƣời quá cố. Trợ cấp bị cắt khi vợ/chồng của ngƣời quá cố tái hôn. Mức trợ cấp tối thiểu hàng tháng là 450 rupy. Trợ cấp đối với con (chế độ hàng tháng): Trả cho một hoặc hai con đến 25 tuổi (không giới hạn tuổi nếu trẻ bị khuyết tật hoàn toàn và vĩnh viễn). Mức trợ cấp tƣơng đƣơng 25% mức trợ cấp đối với vợ/chồng của ngƣời quá cố, tối thiểu là 150 rupy một tháng; trẻ mất cả cha lẫn mẹ đƣợc hƣởng mức 75% mức trợ cấp đối với vợ/chồng của ngƣời quá cố, tối thiểu là 250 rupy một tháng. Trợ cấp cho những ngƣời đủ điều kiện khác (chế độ hàng tháng): Trƣờng hợp ngƣời quá cố không có vợ/chồng

hoặc con, 75% tiền trợ cấp tuất đƣợc trả cho một ngƣời đƣợc xác định hoặc cha mẹ phải sống phụ thuộc [4].

Nhƣ vậy, qua việc nghiên cứu các quy định về chế độ tử tuất của pháp luật quốc tế và hai nƣớc trên thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, có thể thấy rằng trong mô hình quản lý chế độ tử tuất và các quy phạm pháp luật về chế độ tử tuất có những điều mà Việt Nam có thể học hỏi, tham khảo. Điển hình là quy định của Ấn Độ về chế độ tử tuất sẽ bị cắt khi vợ/ chồng của ngƣời quá cố tái hôn, đây là một quy định hoàn toàn hợp lý mà hiện nay pháp luật Việt Nam chƣa có quy định về vấn đề này, bởi khi tái hôn thì vợ/ chồng của ngƣời quá cố đã tìm đƣợc ngƣời cùng sẻ chia trong cuộc sống, sẽ chia sẻ đƣợc sự khó khăn vất vả trong cuộc sống khi ngƣời lao động- ngƣời tham gia BHXH chết đi, hơn nữa quy định này nhằm tránh tình trạng ăn theo của ngƣời vợ/ chồng mới khi tái hôn, sẽ làm mất đi hình ảnh nhân văn cao cả của quỹ thành phần hƣu trí và tử tuất dành cho thân nhân ngƣời lao động sau khi ngƣời lao động chết.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chế độ tử tuất là một trong hệ thống các chế độ BHXH, gồm khoản trợ cấp bằng tiền nhằm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập từ lao động cho thân nhân của ngƣời lao động khi ngƣời lao động chết dựa trên cơ sở hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung từ sự tham gia đóng góp của ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động đƣợc sự bảo trợ của Nhà nƣớc nhằm ổn định đời sống cho ngƣời lao động và thân nhân trong gia đình họ.

Trong Chƣơng 1, luận văn đã tập trung vào phân tích những vấn đề lý luận về BHXH, chế độ tử tuất trong pháp luật BHXH nhƣ khái niệm, đối tƣợng bảo vệ, mức đóng góp tài chính vào quỹ BHXH, đặc điểm và nguyên tắc của chế độ tử tuất. Cũng trong Chƣơng này, luận văn đã sơ lƣợc nội dung liên quan đến chế độ tử tuất đƣợc quy định trong văn kiện quốc tế là Công ƣớc số 102 (1952), Công ƣớc số 128 (1967) của ILO, và chế độ tử tuất trong pháp luật của hai quốc gia là Trung Quốc và Ấn Độ, đây là hai quốc gia mà tác giả có cơ hội tìm hiểu trong phạm vi thời gian nghiên cứu luận văn. Từ đó có thể khẳng định rằng, chế độ tử tuất là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống chế độ BHXH ở nƣớc ta, đã và đang phát huy đƣợc vai trò tích cực của nó trong hỗ trợ một phần khó khăn cho gia đình ngƣời lao động khi ngƣời lao động chết, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, thực hiện mục tiêu về an sinh xã hội của mỗi quốc gia.

Tuy không phải là nội dung mới nhƣng việc tìm hiểu, nghiên cứu lý luận về chế độ tử tuất để có cái nhìn đa chiều về chế độ này, đặt trong điều kiện thực tế hiện nay nhằm thực hiện chế độ sao cho đạt hiệu quả cao, đúng quy định của pháp luật BHXH là nhiệm vụ cần thiết trong xây dựng chiến lƣợc pháp luật theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tử tuất trong luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)