Xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng theo mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Trang 56 - 60)

2.1. Nội dung pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong

2.1.3. Xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng theo mẫu

trong lĩnh vực truyền hình trả tiền

Một trong những nội dung quan trọng của cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là xây dựng hệ thống các chế tài áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Ngoài những quy định về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần có hệ thống các chế tài xử lý vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung, thiết lập một trật tự xã hội trong cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nói riêng.

Hiện này chưa có các quy định cụ thể về các hành vi vi phạm cũng như chế tài xử ý đối với vi phạm hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. Tuy nhiên chúng ta có thể căn cứ vào quy định về xử lý vi phạm hợp đồng theo mẫu nói chung được quy định cụ thể từ Điều 68 đến Điều 71 nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất thương mại, hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.

Theo đó cách thức xử lý vi phạm hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền được quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất, hành vi vi phạm về đăng ký hợp đồng theo mẫu

Hành vi vi phạm về đăng ký hợp đồng theo mẫu được quy định tại Điều 68 Nghị định 185/2013/NĐ-CP: Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hủy bỏ hoặc sửa đổi nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng; Không đăng

ký hoặc không đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định; Không thông báo cho người tiêu dùng về việc tay đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định.

Hình thức xử phạt:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hủy bỏ hoặc sửa đổi nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không đăng ký hoặc không đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ dùng theo quy định; Không thông báo cho người tiêu dùng về việc thay đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Thứ hai, hành vi vi phạm về hình thức hợp đồng theo mẫu

- Điều 69 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hình thức hợp đồng theo mẫu: Có cỡ chữ nhỏ hơn quy định; Ngôn ngữ hợp đồng không phải là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác; Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không tương phản nhau. Theo quy định tại điều 7 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, một trong những điều kiện quan trọng của hợp đồng theo mẫu là phải được lập thành văn bản, ngôn ngữ sử

dụng phải bằng tiếng Việt. Như vậy, nếu hợp đồng theo mẫu do tổ chức, cá nhân soạn thảo để giao dịch với nhiều người tiêu dùng mà không bằng tiếng Việt là vi phạm pháp luật. Sẽ không có gì đáng bàn nếu như các quy định này bảo đảm được tính thống nhất và khả thi. Vướng mắc phát sinh khi Nghị định 185/2013/NĐ-CP cũng có quy định về nội dung này những khác ở chỗ tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ bị xử phạt nếu ngôn ngữ trong hợp đồng theo mẫu, không bằng tiếng Việt “trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác”. Như vậy, chiếu theo Nghi định này thì hợp đồng theo mẫu có thể không phải là tiếng Việt trong một số trường hợp nhất định.

Hình thức xử phạt:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người tiêu dùng có một trong các vi phạm sau: Có cỡ chữ nhỏ hơn quy định; Ngôn ngữ hợp đồng không phải là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác; Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không tương phản nhau.

- Khi phát hiện ra vi phạm buộc chủ thể vi phạm sửa đổi nội dung vi phạm của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định.

Thứ ba, hành vi vi phạm về thực hiện hợp đồng theo mẫu

- Hành vi vi phạm về thực hiện hợp đồng theo mẫu được quy định tại điều 70 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, theo đó, các hành vi vi phạm Không lưu giữ hợp đồng theo mẫu đã giao kết cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực theo quy định; Không cấp cho người tiêu dùng bản sao hợp đồng trong trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng giữ bị mất hoặc hư hỏng theo quy định; Không thông báo công khai điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch với người tiêu dùng theo quy định; Điều kiện giao dịch chung không xác định rõ thời điểm áp dụng hoặc không được niêm yết ở nơi thuận lợi tại địa điểm giao dịch để người tiêu dùng có thể nhìn thấy theo quy định.

Hình thức xử lý:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không lưu giữ hợp đồng theo mẫu đã giao kết cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực theo quy định; Không cấp cho người tiêu dùng bản sao hợp đồng trong trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng giữ bị mất hoặc hư hỏng theo quy định.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không thông báo công khai điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch với người tiêu dùng theo quy định; Điều kiện giao dịch chung không xác định rõ thời điểm áp dụng hoặc không được niêm yết ở nơi thuận lợi tại địa điểm giao dịch để người tiêu dùng có thể nhìn thấy theo quy định.

Thứ tư, hành vi vi phạm về giao kết hợp đồng đối với người tiêu dùng có điều khoản không có hiệu lực

- Hành vi vi phạm giao kết hợp đồng với người tiêu dùng có điều khoản không có hiệu lực được quy định tại Điều 71 Nghị định 185/NĐ-CP, theo đó các hành vi vi phạm: thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giao kết hợp đồng với người tiêu dùng có điều khoản không có hiệu lực theo quy định, thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giao kết bằng hợp đồng theo mẫu với người tiêu dùng có điều khoản không có hiệu lực theo quy định; hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ 02 tình, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Hình thức xử lý

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giao kết hợp đồng với người tiêu dùng có điều khoản không có hiệu lực theo quy định.

nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ giao kết bằng hợp đồng theo mẫu với người tiêu dùng có điều khoản không có hiệu lực theo quy định.

- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hai trường hợp nêu trên nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)