Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát nội dung của hợp đồng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Trang 87 - 90)

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát

3.2.5. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát nội dung của hợp đồng trong

trong lĩnh vực truyền hình trả tiền

Thứ nhất, nội dung hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền phải rõ ràng, đầy đủ

Thông thường một bản hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền chỉ được soạn trong 2 trang. Điều này dẫn đến nhiều nội dung trong

hợp đồng không rõ ràng. Đặc biệt là điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên. Điều khoản này thường rất ngắn gọn, không chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong khi quy định tại nghị định số 06/2016 NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình quy định quyền và nghĩa vụ của các bên rất rõ ràng

Ví dụ: trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ truyền hình cáp của VCTC chỉ đưa ra điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ rất chung chung:

- Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Bên nào vi phạm sẽ phải chịu mọi chi phí về thiệt hại do mình gây ra. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp, hai bên sẽ chủ động thương lượng, khi không thương lượng được sẽ đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Bên B có thể thay đổi các chương trình trong trường hợp Chương trình có phương hại đến an ninh, chính trị Quốc gia.

- Những trường hợp sau đây được coi là bất khả kháng (không thuộc lỗi của bên B):

+ Quyết định thay đổi kênh chương trình vì có phương hại đến an ninh, chính trị từ cấp có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam;

+ Mất điện lưới cung cấp cho các thiết bị đặt tại các khu vực có liên quan; + Đường truyền tín hiệu thu vệ tinh bị sự cố, hoặc thiên tai, chiến tranh. - Hợp đồng này có thể được thay đổi, bổ sung, thanh lý theo sự thỏa thuận giữa hai bên hoặc theo quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu không có nhu cầu sử dụng. Trong trường hợp này Bên A phải đến bộ phận Dich vụ Khách hàng của Chi nhánh để làm thủ tục. Việc chấm dứt hợp đồng có giá trị từ thời điểm hai bên ký vào biên bản chấm dứt hợp đồng.

Có thể thấy, điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền của VCTC rất chung

chung, không rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Việc quy định không rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong trường hợp xảy ra mẫu thuẫn phát sinh trên thực tiễn, hai bên không thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng dẫn đến khó xử lý. Ngoài ra thì việc quy định không rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền sẽ gây ra những khó khăn, bất lợi làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Khắc phục hạn chế này, Cục quản lý cạnh tranh trong quá trình làm thủ tục đăng ký hợp đồng theo mẫu cho các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cần phải đọc kỹ những nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên. Từ đó, hạn chế đến mức tối đa những sai phạm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Thứ hai, pháp luật cần dự liệu về một số nội dung bắt buộc với các hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền

Đối với các hợp đồng đã được đăng ký theo đúng quy định pháp luật , trong nội dung của hợp đồng sẽ có phần quy định rằng “Hợp đồng này đã được đăng ký tại…. theo quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010” đây là một điều khoản giúp người tiêu dùng nhận ra được rằng hợp đồng này đã được đăng ký hay chưa, đối với những hợp đồng đã đăng ký người tiêu dùng cũng yên tâm hơn trong giao kết hợp đồng, đối với hợp đồng chưa đăng ký thì người tiêu dùng cần xem xét kỹ lưỡng tránh tình trạng hợp đồng chưa qua đăng ký chứa đựng những điều khoản ảnh hưởng đến quyền lợi của mình; hoặc đối với hợp đồng theo mẫu bắt buộc phải tích hợp nội dung “Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc, khiếu nại liên quan đến hợp đồng này, khách hàng vui lòng liên hệ… [địa chỉ/điện thoại của doanh nghiệp] hoặc … [địa chỉ/điện thoại của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng địa phương]”… Các điều khoản này vừa giúp tăng cường trách nhiệm, uy tín của doanh nghiệp và cũng nhằm phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ người tiêu dùng.

Thứ ba, kiểm soát những điều khoản không công bằng trong hợp đồng

Như đã trình bày tại Chương 2 về những điều khoản không công bằng trong hợp đồng, hiện nay trong hợp đồng mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền ký kết với người tiêu dùng vẫn còn tồn tại rất nhiều các điều khoản không công bằng. Có những điều khoản trong các hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền quy định về việc thay đổi giá cước thuê bao hàng tháng sẽ được cập nhật tại website của đơn vị cung cấp dịch vụ đó. Về cơ bản đây là một điều khoản không thuộc một trong các điều khoản quy định tại điều 16 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc người tiêu dùng có theo dõi thường xuyên website của đơn vị cung cấp dịch vụ để kịp thời phản ánh việc thay đổi giá cước đó không lại là câu chuyện khác. Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ của sự tồn tại những điều khoản lạm dụng trên thực tế. Vì vậy pháp luật cần phải có một cơ chế rõ ràng hơn trong việc kiểm soát những điều khoản lạm dụng.

Thứ tư, pháp luật không nhất thiết phải liệt kê quá chi tiết các điều khoản cần bắt buộc phải có trong hợp đồng làm giảm đi hiệu quả điều chỉnh của các quy định pháp luật, bên cạnh đó, pháp luật nên quy định về hậu quả pháp lý đối với các nội dung hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)