Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Trang 84 - 85)

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin

cho người tiêu dùng

Hiện nay, một trong những vấn đề bất lợi lớn mà người tiêu dùng phải đối mặt khi sử dụng dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cung ứng đó là về giá cả và chất lượng của dịch vụ. Hơn nữa, người tiêu dùng thường không hiểu biết về chuyên môn, kỹ thuật, không có khả năng đánh giá về độ tương xứng giữa chất lượng của loại hình dịch vụ này so với giá cả do doanh nghiệp cung cấp đưa ra, tất yếu dẫn đến việc người tiêu dùng gánh chịu sự thua thiệt do không thể nắm quyền chủ động trong giao kết và thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy mà pháp luật cần có những quy định cụ thể điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần quy định thêm thời gian để người tiêu dùng nghiên cứu nội dung hợp đồng trước khi ký kết. Thực tiễn cho thấy, để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền, thì việc quy định thời gian cần thiết để người tiêu dùng nghiên cứu nội dung hợp đồng trước khi ký kết là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể khoảng thời gian này là bao lâu mà chỉ quy định rất chung chung tại khoản 1 Điều 17 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, đó là: “Khi giao kết hợp đồng theo mẫu, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải dành thời gian hợp lý để người tiêu dùng nghiên cứu hợp đồng”. Việc Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định chung như vậy, trong khi văn bản dưới luật chưa cụ thể hóa về vấn đề này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tự ấn định một khoảng thời gian ngắn để

người tiêu dùng nghiên cứu hợp đồng và lập luận rằng đó là thời gian hợp lý, vậy lấy cơ sở gì để xác định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vi phạm hay không? Do đó, để đảm bảo cho người tiêu dùng có thời gian hợp lý nghiên cứu hợp đồng, pháp luật cần quy định là thương nhân phải dành một khoảng thời gian nhất định để người tiêu dùng nghiên cứu hợp đồng. Khi quy định khoảng thời gian này trong luật, cần căn cứ vào các tiêu chí như số trang của hợp đồng theo mẫu; lĩnh vực hàng hóa, dịch cung cấp; mức độ phức tạp của hợp đồng… để từ đó xác định số ngày phù hợp.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mặc dù có thời gian nghiên cứu hợp đồng kỹ lưỡng hoặc được cung cấp thông tin liên quan đến dịch vụ truyền hình trả tiền đầy đủ nhưng người tiêu dùng vẫn không hiểu được những điều khoản cơ bản cũng như những đặc điểm cơ bản của dịch vụ mà bên cung cấp dịch vụ đưa ra. Nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của Canada (Bang Québec), cụ thể là tại Điều 28 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Québec năm 1971 có quy định người tiêu dùng phải “hiểu được các điều khoản cũng như mục tiêu của hợp đồng trước khi chính thức ký kết” [25, tr.28] có thể thấy pháp luật của nước này quan tâm đến kết quả của hành vi cung cấp thông tin có đạt được mục đích bảo vệ người tiêu dùng không, với cách quy định làm nổi bật được bản chất của vấn đề thì quyền lợi của người tiêu dùng mới đảm bảo được tối đa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)