3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
3.3.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật
lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Giải pháp trước tiên và quan trọng nhất là nâng cao nhận thức pháp luật của người tiêu dùng thông qua việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp lý liên quan đến quyền lợi của họ. Thực tế đã chứng minh, chính sự thiếu hiểu biết pháp luật của người tiêu dùng Việt Nam đã khiến họ luôn ở vào thế bất lợi trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, qua đó gián tiếp tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân đó thực hiện các hành vi vi phạm, còn bản thân người tiêu dùng thì phải gánh chịu những rủi ro không đáng có. Do vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có những hình thức tuyên truyền pháp luật phù hợp, đưa các quy định của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng nói chung và chế định hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nói riêng đến gần hơn với người dân, để họ hiểu và biết cách sử dụng những quy định đó như một công vụ hữu hiệu để bảo đảm những quyền và lợi ích chính đáng của mình được tôn trọng.
3.3.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ luật về hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Như đã trình bày tại Chương 2 của luận văn, hiện nay trên thực tế mặc dù có đến hơn 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tuy nhiên, tính đến thời điểm tháng 3 năm 2016, Cục Quản lý cạnh tranh cũng chỉ xác nhận có tổng số 10 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là đã đăng ký hợp đồng theo mẫu và được Cục Quản lý cạnh tranh chấp thuận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng theo mẫu cũng chưa chịu hình thức xử lý nào.
Nguyên nhân dẫn đến những vi phạm trong lĩnh vực này một phần là do đây là quy định mới, do đó một số doanh nghiệp chưa kịp nắm bắt kịp thời nên chỉ thực hiện theo quy định của luật chuyên ngành. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chưa chủ động cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, hoặc có những doanh nghiệp mặc dù biết nhưng vẫn cố tình vi phạm quy định. Vì vậy, trong thời gian tới, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, đối với những doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng theo mẫu thì yêu cầu các doanh nghiệp đó phải thực hiện thủ tục tại Cục quản lý cạnh tranh để tiến hành thủ tục đăng ký, còn đối với những doanh nghiệp đã đăng ký thì cơ quan quản lý nhà nước cần theo dõi việc thực hiện của họ trên thực tế có những vi phạm nào không để kịp thời xử lý. Mặt khác, cần phải xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp đã không đăng ký hợp đồng theo mẫu.