3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát
3.2.1. Hoàn thiện chế định hợp đồng theo mẫu
Cần phải hoàn thiện lại chế định hợp đồng theo mẫu để tạo nên sự thống nhất giữa hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng và Bộ luật dân sự 2015 để tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiện nay Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định tại Điều 405 về hợp đồng theo mẫu như sau:
Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra. Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về những nội dung của hợp đồng. Trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong khi đó LBVQLNTD năm 2010, tại khoản 5 Điều 3 quy định: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng”.
Từ việc phân tích pháp luật của các quốc gia có thể thấy hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ đã đưa ra được khái niệm đầy đủ về hợp đồng theo mẫu. Tuy nhiên, các khái niệm này không hoàn toàn giống nhau. Ví du ̣ như , Luật về các điều kiện thương mại chung của Đức coi các điều khoản của hợp đồng là một loại điều kiện giao dịch chung, loại điều kiện giao dịch chung này là do một bên đưa ra để áp du ̣ng hàng loạt đối với một bên còn lại . Luật hợp đồng gia nhập của Hàn Quốc thì lại đưa ra một khái niệm khác , đó là: các điều kiện và điều khoản chung của hợp đồng, ngoại trừ tên, loại hoặc phạm vi hợp đồng, được chuẩn bị trước bởi một bên tham gia hợp đồng trong một hình thức nhất định cho mu ̣c đích để giao kết với một lượng đối tác lớn . Theo quy
định này thì pháp luật của Hàn Quốc có nét tương đồng với pháp luật của Đức về yếu tố do một bên soạn thảo và áp du ̣ng với số lượng lớn . Tuy nhiên, Luật hợp đồng gia nhập của Hàn Quốc còn có điểm khác với pháp luật của Đức đối với điều kiện , điều khoản về loại hợp đồng , phạm vi hợp đồng là căn cứ để xác định hợp đồng theo mẫu . Đây là một yếu tố rất quan trọng , theo quy định của pháp luật về hợp đồng theo mẫu của nhiều nước trên thế giới (và cả Việt Nam) thì hợp đồng theo mẫu do một bên đơn phương quy định các điều kiện và điều khoản trong đó . Tuy nhiên, mỗi hợp đồng lại giao kết với một đối tượng khác nhau và do đó có nhiều nội dung trong hợp đồng trong nhiều trường hợp là không giống nhau như tên gọi hợp đồng , phạm vi hợp đồng , bên giao kết hợp đồng theo mẫu (thông thường là người tiêu dùng )..Vì vậy, nếu khái niệm về hợp đồng theo mẫu chỉ quy định một cách chung chung thì trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ lợi du ̣ng chính khái niệm của pháp luật để cho rằng hợp đồng của mình không phải là hợp đồng theo mẫu (vì có nhiều quy định đặc thù đối với từng người tiêu dùng khác nhau ). Khoản 5, Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam quy định : “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng” . Nếu căn cứ vào hai tiêu chí nói trên thì có thể thấy rằng quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng theo mẫu cũng đã có những nét tương đồng với pháp luật của các q uốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới . Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những tồn tại , bất cập, cụ thể là: khái niệm của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ rõ về một hợp đồng theo mẫu là một hợp đồng mà toàn bộ điều khoản được một bên đơn phương soạn thảo hay chỉ cần một phần hợp đồng hoặc các điều khoản cơ bản do một bên soạn sẵn . Ngoài ra , khái niệm củ a Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không thể hiện yếu tố “áp du ̣ng cho nhiều người” như quy định của các nước và người tiêu dùng có quyền được thương lượng,
thỏa thuận nội dung của hợp đồng hay không. Theo tác giả , đây thực sự là một “lỗ hổng” pháp lý rất quan trọng , vì vậy cần sớm hoàn thiện lại chế định này cho phù hợp với hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới và sự đồng bộ hệ thống pháp luật trong nước.