Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Trang 61 - 66)

2.2. Đánh giá về thực trạng thực thi pháp luật về kiểm soát hợp

2.2.1. Những mặt tích cực

Tính đến hết năm 2015 cả nước ta có 31 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền với 73 kênh truyền hình. Số lượng kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập trên hệ thống truyền hình trả tiền là 40 kênh [9].

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, mức sống của người dân cũng tăng lên đáng kể, nhất là mức sống và thu nhập của người dân thành thị. Nhu cầu giải trí của người dân cũng tăng lên nhanh chóng. Trong đó truyền hình trả tiền trở thành một ngành kinh doanh có tốc độ nhanh nhất hiện nay. Nếu như tháng 9/2002, lượng thuê bao truyền hình trả tiền mới chỉ đạt hơn 25.000 thuê bao thì đến năm 2011 con số này đã tăng lên tới 2,5 triệu thuê bao. Lượng thuê bao tăng gấp gần 100 lần trong 10 năm, chưa có nước nào phát triển nhanh đến vậy. Lượng thuê bao hầu hết ở khu vực thành thị [9].

Bảng 2.1: Kết quả phát triển thuê bao PayTV tại Việt Nam

Năm 2008 2009 2010 2011 Analog 700.000 1.200.000 1.600.000 2.000.000 DTH 100.000 150.000 200.000 250.000 MMDS 800 600 500 400 My TV 50.000 110.000 200.000 300.000 IPTV 2.000 4.000 7000 10.000

Hiện nay, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền khoảng 9,9 triệu, trong đó số lượng thuê bao truyền hình cáp chiếm 80,8%. Tổng doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền là 9.624 tỷ đồng, thu hút khoảng 9.500 lao động [9].

Trong số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó về cơ bản các doanh nghiệp đã có trách nhiệm tuân thủ đúng các quy định của Luật, hướng tới việc tôn trọng quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Theo đó, đã có các doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký hợp đồng theo mẫu, thông qua quá trình đăng ký đã phần nào loại bỏ các điều khoản gây bất lợi cho người tiêu dùng trong quá trình xây dựng và thực hiện hợp đồng theo mẫu (xem Phụ lục kèm theo hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền).

Hiện nay cả nước đã có 10 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thực hiện việc đăng ký hợp đồng theo mẫu tại Cục Quản lý cạnh tranh. Bên cạnh đó, trong quá trình soạn thảo hợp đồng, các doanh nghiệp đã tham khảo những nội dung quy định về quyền nghĩa vụ của các bên được quy định chi tiết tại Quy chế Quản lý hoạt động truyền hình trả tiền (Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ) và sau khi quy chế này hết hiệu lực thì các doanh nghiệp bám sát vào các quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 06/2016 NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 01 năm 2016 quy định về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình trong quá trình xây dựng hợp đồng theo mẫu của mình.

- Về phía người sử dụng dịch vụ:

Trong thời gian qua, chất lượng sử dụng dịch vụ ngày càng tăng cao. Có thể thấy, với tốc độ tăng trưởng thuê bao gần 100% mỗi năm, thị trường Truyền hình trả tiền VN được coi là có tiềm năng nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Với hơn 86 triệu người, khoảng 20 triệu hộ gia đình, số thuê bao truyền hình trả tiền khoảng gần 2,5 triệu hộ gia đình chỉ chiếm trên 10% tiềm năng sẵn có. Với dẫn chứng trên thì thị trường VN còn đầy tiềm năng, mức độ sẵn sàng của hộ gia đình được đánh giá là khả quan cho truyền hình trả tiền khi chiếm từ 30%-40% số hộ [9]. Nắm bắt được xu thế này, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền sẽ đua nhau cho ra đời một cuộc cách mạng về công nghệ. Đưa đến cho người sử dụng chất lượng cung cấp dịch vụ tốt nhất. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nào cũng sẽ có “chiêu” riêng của mình. Điều này mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn và khách hàng sẽ được hưởng lợi từ những cuộc cách mạng này.

Trong thời gian tới theo ông Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, tới đây, Bộ Thông tin và truyền thông sẽ hoàn

thiện quy hoạch truyền hình, thống nhất áp dụng các yêu cầu về kỹ thuật công nghệ để đảm bảo không có những công nghệ cũ lạc hậu được nhập vào VN, nâng cao chất lượng tín hiệu cũng như nội dung chương trình. Đây cũng là cơ sở pháp lý để người tiêu dùng có thể khởi kiện nhà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nếu họ vi phạm hợp đồng.

Việc giao kết hợp đồng theo mẫu mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Sự ra đời của hợp đồng theo mẫu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ giữa tổ chức, cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ với người tiêu dùng. Hợp đồng sử dụng dịch vụ điện thoại, hợp đồng cung ứng dịch vụ truyền hình trả tiền, hợp đồng sử dụng nước sinh hoạt,… là những ví dụ thường gặp và sự thuận tiện của loại hợp đồng theo mẫu này là không thể phủ nhận, không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả với người tiêu dùng. Giúp giảm thiểu chi phí và thời gian cho người sử dụng khi giao kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Cơ chế kiểm soát hợp đồng mẫu phần nào giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng: mặc dù sự thuận tiện của hợp đồng theo mẫu là không thể bàn cãi, tuy nhiên điểm bất lợi lớn của việc giao kết hợp đồng theo mẫu nói chung và hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nói riêng đối với người tiêu dùng là ở chỗ người tiêu dùng không trực tiếp đàm phán, thỏa thuận các điều khoản trong các hợp đồng mẫu nên trong nhiều trường hợp người tiêu dùng gặp những rủi ro nhất định. Tuy nhiên, với các biện pháp giúp kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền thì hiện nay, người tiêu dùng sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền đã không còn phải đối mặt với nhiều rủi ro như trước nữa.

Cũng cần phải lưu ý những nội dung cơ bản trong hợp đồng truyền hình trả tiền đối với người tiêu dùng cần phải kiểm soát để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm hai nội dung sau:

Thứ nhất là chất lượng dịch vụ, dịch vụ truyền hình trả tiền là một loại hình dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua hệ thống hình ảnh, các chương trình truyền hình. Vì vậy, cái mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu khi giao kết với bên cung ứng dịch vụ đó là chất lượng cung ứng dịch vụ. Theo đó, trong hợp đồng giao kết giữa hai bên, chất lượng phục vụ của bên cung ứng dịch vụ như thế nào? Số lượng các kênh trong gói thuê bao mà người tiêu dùng đăng ký bao gồm những kênh gì? Khả năng cập nhật các chương trình của bên cung ứng dịch vụ như thế nào có đảm bảo được tính mới hay không? Và người tiêu dùng có gặp phải những trường hợp phải xem đi xem lại các nội dung đã được phát sóng trước đó hay không?

Thứ hai là phí thuê bao.Với những nội dung, chương trình mà bên cung ứng dịch vụ cung cấp có phù hợp với chi phí mà người tiêu dùng bỏ ra hay không? Hay trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ không cung cấp dịch vụ như đã thỏa thuận thì người tiêu dùng có phải trả toàn bộ chi phí hay chỉ phải chi trả một phần chi phí thuê bao đã thỏa thuận. Và đặc biệt trong trường hợp thay đổi phí thuê bao, tăng hoặc giảm thì bên cung ứng dịch vụ có cần thỏa thuận lại hay cần có sự đồng ý của người tiêu dùng hay không ?

- Về phía các cơ quan quản lý nhà nước

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 đã chỉ ra các trường hợp điều khoản của hợp đồng không có hiệu lực, thông qua cơ chế đăng ký hợp đồng theo mẫu tại cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đã giúp hạn chế đến mực tối đa các trường hợp điều khoản của hợp đồng không có hiệu lực, kiểm soát các nội dung của hợp đồng, tránh những điều khoản lạm dụng, điều khoản quy định làm hạn chế quyền lợi người tiêu dùng như (điều khoản hạn chế quyền khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng; điều khoản loại trừ trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)