Các thiết chế thực hiện quản lý nhà nước trong công tác kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Trang 60 - 61)

2.1. Nội dung pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong

2.1.4. Các thiết chế thực hiện quản lý nhà nước trong công tác kiểm

soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền

Theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được phân công và phân cấp cho nhiều cơ quan nhà nước cùng tham gia (như các bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các cấp), trong đó các cơ quan thuộc ngành công thương (Bộ Công thương, Sở Công thương và các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện) đóng vai trò nòng cốt. Ngoài các cơ quan chủ chốt nêu trên công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn thuộc trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ khác như: Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Riêng đối với việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, điều 48 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Công thương như sau: các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trong danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao

dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Trước đây theo quy định của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giao cho Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và công nghệ), tuy nhiên từ năm 2004 Bộ Công thương (lúc đó là Bộ Thương mại) đã được giao nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Nghị định số 20/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương. Có thể thấy, việc Chính phủ thống nhất giao cho Bộ Công thương quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là hoàn toàn hợp lý. Bởi trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương có hai cơ quan rất quan trọng có liên quan trực tiếp tới hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đó là Cục Quản lý cạnh tranh và Cục Quản lý thị trường.

Như vậy, với quy định rất rõ ràng và cụ thể về cơ quan quản lý nhà nước về hợp đồng theo mẫu nói chung và hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nói riêng, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ là cơ quan chuyên môn giúp Bộ Công thương quản lý thống nhất về hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)