Điều kiện và nội dung hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Trang 43 - 51)

2.1. Nội dung pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong

2.1.1. Điều kiện và nội dung hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền

vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2.1.1. Điều kiện và nội dung hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền hình trả tiền

2.1.1.1. Chủ thể giao kết hợp đồng

Như đã trình bày tại Chương 1 của Luận văn, pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền quy định một số điều kiện liên quan đến chủ thể tham gia giao kết hợp đồng:

Hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền được sử dụng trong giao dịch giữa hai chủ thể: tổ chức cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và người tiêu dùng.

Khoản 8, điều 3 phần giải thích từ ngữ tại Nghị định số 06/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình có nêu: “đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ”. Và để đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền thì doanh nghiệp đó phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền. Như vậy có thể thấy chủ thể của hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền phải là doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền; sử dụng cơ sở hạ tầng của mình để truyền tải nội dung, chương trình cung cấp bởi đơn vị cung cấp nội dung đến người sử dụng.

Theo đó, điều kiện để được cấp phép kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền bao gồm một số điều kiện cơ bản sau:

- Là doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ;

- Có phương án cung cấp dịch vụ phù hợp với quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình, quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình và các quy hoạch khác trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử;

- Có giấy phép thiết lập mạng viễn thông hoặc có thỏa thuận được thuê, sử dụng mạng viễn thông đáp ứng yêu cầu kỹ thuật truyền dẫn dịch vụ đến các thuê bao kết nối với mạng viễn thông đó đối với dịch vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d, Khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình;

- Có các phương án: Bố trí nguồn nhân lực; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật; dự báo và phân tích thị trường dịch vụ; kế hoạch kinh doanh và giá cước dịch vụ, dự toán chi phí đầu tư và chi phí hoạt động ít nhất trong 2 năm đầu tiên; văn bản chứng minh vốn điều lệ hoặc văn bản giá trị tương đương đáp ứng yêu cầu triển khai cung cấp dịch vụ theo dự toán;

- Có phương án thiết lập trung tâm thu phát tất cả các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài tập trung ở một địa điểm, trừ các kênh chương trình thuộc danh mục kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương, gồm: Thiết kế kỹ thuật hệ thống thiết bị xử lý tín hiệu, thiết bị kết nối đến mạng truyền dẫn, thiết bị quản lý dịch vụ, quản lý thuê bao và bảo vệ nội dung;

- Có phương án áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại phù hợp quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm chất lượng dịch vụ và an toàn an ninh thông tin; xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật bảo đảm tính liên tục của dịch vụ và quyền lợi của thuê bao;

- Có dự kiến danh mục kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài, nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng sẽ cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền kèm theo các văn bản chấp thuận của đơn vị cung cấp nội dung;

- Có văn bản thỏa thuận điểm nhận tín hiệu các kênh chương trình phù hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Có thể thấy, về cơ bản pháp luật đã quy định về các điều kiện liên quan đến chủ thể cung cấp dịch vụ, trên cơ sở những điều kiện đó, giúp đảm bảo việc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ của bên cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.

Đối với người sử dụng dịch vụ, người sử dụng dịch vụ là chủ thể của hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng truyền hình trả tiền cho mục đích tiếp cận thông tin giải trí…của cá nhân, hoặc tổ chức khi có nhu cầu. Trong số những tổ chức, cá nhân có nhu cầu đó bao gồm cả các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền với tư cách là người tiêu dùng và cả các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh, kiếm lời, ví dụ như các nhà hàng, khách sạn...Tuy nhiên thì số cá nhân, tổ chức sử dụng với tư cách là người tiêu dùng chiếm số lượng chủ yếu.

2.1.1.2. Hình thức hợp đồng

Đối với hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền thì hình thức của hợp đồng được quy định tại Điều 7 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó hợp đồng phải được lập thành văn bản và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu, cỡ chữ ít nhất là 12; nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng phải tương phản nhau.

Ngoài ra, với tính chất là một loại hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục, hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền cần phải tuân thủ điều kiện tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2011/NĐ-CP như sau: “Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành văn bản và phải giao cho người tiêu dùng một (01) bản”. Theo quy định này yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền phải giao cho người tiêu dùng 01 bản hợp đồng. Quy định này nhằm giúp người tiêu dùng nắm bắt được nội dung hợp đồng cũng như có khả năng khiếu nại khi chất lượng dịch vụ không đúng so với những gì được ký kết trong hợp đồng. Mặt khác, quy định này sẽ tránh được những bất lợi cho người tiêu dùng khi xảy ra các tranh chấp. Ví dụ khi có tranh chấp xảy ra doanh nghiệp chối bỏ trách nhiệm bằng việc cố tình không đưa bản hợp đồng đã được ký kết hoặc đưa ra một bản hợp đồng có nội dung khác so với nội dung được ký kết.

Về cơ bản những quy định trên về hình thức của hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên đối với điều kiện phải bắt buộc sử dụng tiếng Việt trong hợp đồng theo mẫu đã hạn chế giao dịch đối với người tiêu dùng. Trên thực tế, người nước ngoài sinh sống và làm việc ở nước ta khá đông, họ cũng có nhu cầu sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền, nếu như việc quy định hợp đồng theo mẫu phải sử dụng tiếng Việt sẽ hạn chế khả năng giao kết hợp đồng của những người này. Cỡ chữ trong hợp đồng ít nhất 12 là hợp lý và phù hợp với người có thị lực trung bình.

Quy định nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng tương phản nhau là hợp lý. Như vậy, người tiêu dùng có thể đọc hợp đồng một cách dễ dàng, rõ ràng, tránh các trường hợp doanh nghiệp lợi dụng lòng tin cũng như sự chủ quan của khách hàng đưa ra các nội dung không rõ ràng nhằm trục lợi.

2.1.1.3. Nội dung hợp đồng

định liên quan kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền còn thể hiện ở sự can thiệp của Nhà nước trong việc quy định các điều khoản của hợp đồng. Theo đó, Nhà nước quy định danh mục các điều khoản bắt buộc trong hợp đồng, ngoài những điều khoản này, các bên có thể có những thỏa thuận khác. Hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền bắt buộc phải có các điều khoản sau:

Một là, Thông tin của đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và người tiêu dùng (khách hàng)

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền phải ghi rõ trong hợp đồng các thông tin liên quan: tên doanh nghiệp, địa chỉ; họ tên người đại diện, chức vụ, số điện thoại liên lạc, email; mã số thuế, số tài khoản…Trong các hợp đồng cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền thường in logo của doanh nghiệp mình để giúp khách hàng tránh nhầm lẫn và phân biệt được với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác.

Người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, trong hợp đồng phải ghi rõ các thông tin: họ tên (cá nhân hoặc trong trường hợp là pháp nhân phải ghi rõ tên người đại diện); ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân; hộ khẩu thường trú; địa chỉ lắp đặt; địa chỉ thanh toán…

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có thể đưa ra các tiểu mục thông tin khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo rõ ràng, chính xác thông tin của doanh nghiệp mình cũng như khách hàng.

Hai là, dịch vụ, giá cả, phương thức tính phí, phương thức thanh toán, bảo hành

Khách hàng có thể lựa chọn các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Chất lượng, giá cả, chế độ bảo hành thường do bên cung cấp dịch vụ ấn định. Tuy nhiên cũng có hợp đồng cung cấp dịch vụ Truyền hình trả tiền của một số đơn vị, giá cước dịch vụ do hai bên thỏa thuận và phù hợp với quy định của Nhà nước về giá cước Dịch vụ.

Đối với phương thức tính phí, phương thức thanh toán, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã đưa ra các lựa chọn cho khách hàng nhằm thuận tiện cho việc nghe nhìn toàn cầu, điều khoản thanh toán phí thuê bao đã đưa ra các lựa chọn cho khách hàng nhằm giúp khách hàng tiết kiệm nhiều thời gian hơn, có thể thanh toán ủy nhiệm thu qua ngân hàng hoặc trực tiếp tại các điểm giao dịch của bên cung cấp dịch vụ.

Ba là, các điều khoản quy định về gói thuê bao và gói thiết bị thu do bên cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cung cấp (thiết bị phục vụ cho nhu cầu truyền dẫn thông tin), số lượng các kênh chương trình và việc thay đổi các kênh chương trình do bên cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cung cấp.

Bốn là, quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và người tiêu dùng được quy định chi tiết tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 06/2016 NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 01 năm 2016 quy định về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Theo đó, đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có các quyền:

a) Được chủ động lựa chọn các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài, nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng để cung cấp trên các gói dịch vụ;

b) Được sử dụng thiết bị chuyên dụng để cài đặt tên, biểu tượng nhận dạng dịch vụ trên các kênh chương trình truyền hình của các gói dịch vụ phù hợp quy định tại Điều 23 Nghị định này;

c) Được chủ động lựa chọn đơn vị có mạng viễn thông phù hợp để cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền trong trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không có mạng viễn thông;

d) Được áp dụng công nghệ kỹ thuật phù hợp với loại hình dịch vụ để cung cấp tính năng tùy chọn ngôn ngữ Tiếng Việt bằng âm thanh hoặc phụ đề

do đơn vị được cấp Giấy phép biên tập chương trình, kênh chương trình nước ngoài thực hiện.

Bên cạnh những quyền đó thì đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cũng có những nghĩa vụ sau:

a) Chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý nội dung thông tin và bảo vệ sở hữu bản quyền nội dung chương trình, kênh chương trình phát thanh, truyền hình và các nội dung khác trên dịch vụ;

b) Chấp hành các quy định của Nhà nước về phí, lệ phí, giá và hợp đồng cung cấp dịch vụ;

c) Chấp hành các quy định trong Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được cấp;

d) Chấp hành chế độ báo cáo nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương theo quy định;

đ) Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có mạng viễn thông chấp hành các quy định về sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về viễn thông;

e) Không được cung cấp, thử nghiệm cung cấp các kênh chương trình ngoài danh mục đã được cấp đăng ký trên dịch vụ dưới mọi hình thức;

g) Không được mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền dưới mọi hình thức;

h) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Đối với người tiêu dùng, điều 11 của Nghị định này cũng quy định rõ rõ ràng cụ thể quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng. Theo đó, quyền của người tiêu dùng bao gồm:

a) Được lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền để giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền;

b) Được yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến chất lượng và điều kiện sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền;

c) Được sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền theo chất lượng, giá cước và các quy định khác theo hợp đồng đã giao kết với đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền;

d) Được từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền theo hợp đồng đã giao kết với đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền;

đ) Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật; e) Được khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền trong trường hợp dịch vụ không được cung cấp theo đúng hợp đồng đã giao kết.

Đi kèm với quyền thì người tiêu dùng cũng có những nghĩa vụ sau: a) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá cước dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền;

b) Phải thực hiện đầy đủ các điều khoản được quy định trong hợp đồng cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền;

c) Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ sở hữu bản quyền nội dung chương trình, kênh chương trình phát thanh, truyền hình;

d) Không được cung cấp hoặc bán lại dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền dưới mọi hình thức.

Trên cơ sở quy định này, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền sẽ phải căn cứ vào đó để xây dựng nên các điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ của đơn vị mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)