Nâng cao ý thức của người tiêu dùng, trách nhiệm của doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Trang 94 - 107)

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

3.3.4. Nâng cao ý thức của người tiêu dùng, trách nhiệm của doanh

nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu

Một trong những hạn chế trong việc áp dụng các quy định pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền đó là nhận thức chưa triệt để của người tiêu dùng và doanh nghiệp về ý nghĩa của các quy định pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này. Bản thân người tiêu dùng, với nhiều nguyên nhân khác nhau, rất thờ ơ việc tự bảo vệ mình trước các điều khoản hợp đồng soạn sẵn. Ngay cả các doanh nghiệp, kiến thức và sự hiểu biết pháp luật ở lĩnh vực này cũng rất hạn chế nên luôn cố gắng “nhồi nhét” các điều khoản hợp đồng không công bằng, làm cho việc thiết lập quan hệ hợp đồng thiếu đi sự bình đẳng, công bằng.

Ngoài ra, để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc, Hàn Quốc là một trong những quốc gia trên thế giới được đánh giá cao về công tác bảo vệ người tiêu dùng. Để đạt được hiệu quả trong công tác bảo vệ người tiêu dùng, trách nhiệm của doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tại Hàn Quốc có một công cụ hỗ trợ hiệu quả mà các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng đó là: Chương trình Quản lý doanh nghiệp lấy người tiêu dùng làm trung tâm (Chương trình CCM). Với mục tiêu tất cả vì người tiêu dùng, Chương trình xem xét, cấp chứng nhận CCM cho những doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí mà Cơ quan này đặt ra. Các tiêu chí của Chương trình chủ yếu tập trung đánh giá doanh nghiệp ở khía cạnh bảo vệ người tiêu dùng. Các doanh nghiệp được cấp chứng nhận CCM là những doanh nghiệp có sử dụng cách tiếp cận hướng về người tiêu dùng ở tất cả các khâu trong hoạt động kinh doanh của mình từ việc lên kế hoạch, phát triển sản phẩm, dịch vụ đến việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Do vậy, trong thời gian tới, nếu Việt Nam có thể sử dụng chương trình tương tự như của Hàn Quốc có thể phần nào giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, việc khuyến khích các doanh nghiệp chủ động thực hiện việc đăng ký hợp đồng cung cấp dịch vụ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng là để thể hiện đẳng cấp, uy tín của doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 3

1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền bao gồm: Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong đó hoàn thiện chế định hợp đồng theo mẫu, cơ chế kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền, hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, kiểm soát hình thức, nội dung của hợp đồng và hoàn thiện pháp luật về việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền trên thực tế. Theo đó, tăng cường công tác thanh tra, phổ biến pháp luật, công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. Nâng cao vai trò các thiết chế thực hiện quản lý nhà nước trong việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu cũng như ý thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu.

KẾT LUẬN

1. Thực tiễn giao kết hợp đồng cho thấy, hợp đồng theo mẫu là một hiện tượng pháp lý tồn tại phổ biến trong nền kinh tế phát triển. Việc sử dụng hợp đồng theo mẫu giúp gia tăng đáng kể hiệu quả về mặt kinh tế, giảm thiểu chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc sử dụng các hợp đồng theo mẫu trong từng lĩnh vực có cả những ưu điểm và nhược điểm cả về pháp lý, kinh tế. Chính vì những tồn tại nhược điểm đó rất cần phải có sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật giúp tránh sự tùy tiện đồng thời tạo ra cơ chế hợp lý bảo đảm sự công bằng cho nguyên tắc tự do hợp đồng.

2. Là một bộ phận của Hợp đồng theo mẫu, pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền chịu sự điều chỉnh không chỉ bởi pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu nói chung, mà còn chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật về truyền hình trả tiền nói riêng. Tuy không có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh lĩnh vực kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền, các quy định tản mát, thiếu tính hệ thống nhưng nội dung pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền đã phần nào thể hiện những khía cạnh khác nhau trong các quy định của pháp luật và đã bước đầu xây dựng cơ sở bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cả về thực trạng cũng như thực tiễn triển khai, cần sớm khắc phục để đảm bảo hiệu quả điều chỉnh và thực thi pháp luật trên thực tiễn.

3. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật cũng như tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tiến. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả luận văn mới chỉ đề cập ở một chừng mực nhất định, cần tiếp tục được nghiên cứu thêm./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Vân Anh (2012), Giáo trình Luật bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng của Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2011), Pháp luật về hợp đồng dân sự theo

mẫu, những kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (2011), “Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ”, Đặc san Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, (06), ngày 26/9/2011.

4. Lê Thị Thanh Bình (2012), “Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Quản lý nhà nước. Học viện Hành chính, (1), tr. 68 - 71.

5. Lê Thanh Bình (2012), Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

6. Cục quản lý cạnh tranh (2006), Sổ tay công tác bảo vệ người tiêu dùng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Cục Quản lý cạnh tranh (VCA) phối hợp với Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNpayTV) (2013), Tài liệu tại Hội thảo “Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực truyền hình trả tiền” vào ngày 10/9/2013 tại Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Cương (2017), Quan niệm về người tiêu dùng trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới và vấn đề xây dựng khái niệm người tiêu dùng trong dự thảo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Truy cập tại: duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/... /Quan_niem_ve_Nguoi_tieu_dung. 22.10.doc ngày truy cập 27/02/2017

9. Đài Truyền hình Việt Nam (2011), Đề án phát triển Đài Truyền hình Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2025, Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Hà (2012), “Chếtài pháp lý đối với hành vi vi phạm quyền

lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử”, Tạp chí Toà án nhân dân tốicao, (4), tr. 8 - 16.

11. Phạm Minh Khuê (2014), Hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền dưới góc độ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.

12. Định Thị Mỹ Loan (chủ biên) (2006), “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu cấp Bộ.

13. Đỗ Giang Nam (2015), Bình luận về các quy định liên quan đến hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung trong dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi).

14. Nguyễn Thị Hằng Nga (2016), Pháp luật về điều kiện thương mại chung - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

15. Đỗ Thị Ngọc (2007), “Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trên cơ sở xem xét một số vụ việc cụ thể tại Việt Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (10). 16. Đặng Đình Ngọc (2014), Chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh

doanh có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 17. Phạm Duy Nghĩa (2003), Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý

rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện này, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

18. Chu Đức Nhuận (2012), Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, hàng hoá, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.

19. Doãn Hồng Nhung (2013), Pháp luật về hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng trong hợp đồng theo mẫu, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

20. Đinh Thị Mai Phương (2008), “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu cấp bộ của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp.

21. Vũ Thị Thu Thuỳ (2013), Thực trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thông qua hợp đồng theo mẫu và nhu cầu hoàn thiện chế định pháp luật về hợp đồng theo mẫu, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.

22. Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (2014), Sách trắng: Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam, Nxb Thông tin và truyền thông.

II. Tài liệu tiếng Anh

23. Broadcasting act of Korean. 24. Broadcasting Law in Germany. 25. Code Civil Québec 1991.

26. Ewoud Hondius (2004), The protection of the Weaker Party in Harmonized European Contract Law: A Synthesis, Journal of Consumer Policy 27: 245-251.

27. Geogre Akerlof, The market of Lemons (1970), Quality Uncertainly and the Market mechanism, 84 QJ Econ. 488.

28. Martijin Heselink (2012), Marco Loos, Unfair Terms in B2C contract, CSEL working paper no. 7.

29. Michael L.Rustad (2007), Everyday Law for Consumers (Paradigm Publishers, at2.

30. Schafer, Hans-Bernd (2010), and Patrick C. leyens. “Judicial control of standard terms and European private law “Economic anlysis of the DCFR-The work of the Economic Impact Group within the CoPECL Network of Excellence, Munich: Sellier European Law Publishers.

III. Tài liệu tiếng Pháp

31. Jacques Ghestin (1998), dans Christophe Jamin et Denis Mazeaude (diz), Les clauses abusives entre professionnels, Paris, É conomica, p.

PHỤ LỤC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Mã số Đại lý hoặc Mã số Nhân viên:

___________ ____

HỢP ĐỒNG CUNG CẤPDỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀNKỸ THUẬT SỐ VỆ TINH (DTH)

Mã Số Hợp Đồng:________________________ 

Căn cứ nhu cầu sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền của khách hàng và khả năng cung cấp dịch vụ của Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu, hôm nay, ngày…….tháng…….năm 20……., các bên gồm:

Bên A

Tên cá nhân/tổ chức:

……….

Người đại diện tổ

chức:………..

Mã số thuế tổ

chức:………

Ngày tháng năm sinh: ……./……../……. □ Nam □ Nữ

Điện thoại: ………. Di động: ……… Email:……… Số CMT (Hộ chiếu): ……….. Cấp bởi: ……….. Ngày cấp: ……….. Địa chỉ thường trú: ………

Địa chỉ lắp đặt: □Như địa chỉ thường trú; hoặc

………

Địa chỉ thanh toán: □ Như địa chỉ thường trú; □ Như địa chỉ lắp đặt; hoặc

………

Bên B: Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu

Trụ sở chính: Số 324, Đại lộ Bình Dương, Phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

Địa chỉ liên hệ: Số 15 AV Hồ Xuân Hương, Hà Nội

Mã số thuế: 3700999015

Điện thoại: 84-4- 39435555 Fax: 84-4- 39448749

Tổng đài dịch vụ: 19001900 Người đại diện: Phan Thành Nam

Chức vụ: Tổng Giám đốc

Bên A và Bên B thỏa thuận ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo các điều kiện và điều khoản sau đây:

Điều 1. Cung cấp dịch vụ

1. Bên B sẽ cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cho Bên A bao gồm các kênh chương trình nằm trong cácGói thuê bao quy định dưới đây:

■ Bên A lựa chọn (các)Gói thuê bao sau:

STT Góithuê bao Phí thuê bao/tháng

(Có thể thay đổi theo thông báo của Bên B tại từng thời điểm và được sự chấp thuận của Bên A)

1 2 3

Chi tiết từng Gói thuê baođược công bố trên trang web của Bên B tại địa chỉwww.truyenhinhanvien.vn Chi tiết Gói thuê bao tại thời điểm ký kết với khách hàng đính kèm theo Hợp đồng này.

2. Thông tin thiết bị thu tiêu chuẩn:

Điều 2. Thanh toán Phí thuê bao

1. Bên A đồng ý sử dụng dịch vụ của Bên B theo hình thức: Trả trước  ; Trả sau 

2.Tùy thuộc vào địa bàn, Bên B có thể tự mình hoặc thông qua đại lý của Bên B cung cấp một, một vài hoặc toàn bộ các phương tiệnthanh toán sau đây để thanh toán Phí thuê bao:  Thanh toán bằng ủy nhiệm thu qua ngân hàng;  Thanh toán trực tiếp tại các điểm thu của Bên B;  Thanh toán trực tuyến;  Nạp tiền bằng thẻ trả trước; và  Phương tiện thanh toán khác:……….

Khách hàng được lựa chọn một trong các hình thức và phương tiện thanh toán phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.

3. Bên B sẽ thông báo cho Bên A khoản thanh toán 15 ngày trước thời điểm đến hạn của kỳ thanh toán tiếp theo.Bên A có nghĩa vụ thanh toán trước thời điểm hết hạn sử dụng dịch vụ theo chính sách cung cấp dịch vụ do Bên B công bố tại từng thời điểm trên website: truyenhinhanvien.vn. Nếu quá thời hạn thanh toán mà Bên B không nhận được khoản thanh toán đó, Bên B có quyền tạm dừng cung cấp dịch vụ cho Bên A.Bên B sẽ cung cấp lại dịch vụ trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm Bên A thanh toán Phí thuê bao.

Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

- Sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền theo quy định của Hợp đồngvà quy định pháp luật có liên quan. - Chỉ sử dụng Thiết bịthu để xem các kênh chương trình trong Gói dịch vụ cho mục đích cá nhân, tại nhà. - Được Bên B hỗ trợ dịch vụ chăm sóc khách hàng qua số điện thoại hỗ trợ 19001900.

- Thanh toán đầy đủ Phí thuê bao và các loại phí khác trong quá trình sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận với Bên B tùy từng thời điểm.

- Không sao chép, phổ biến, trình chiếu hoặc phát tán trên Internet,.v.v. hay cung cấp, phân phối bất kỳ chương trình hoặc kênh chương trình trong Gói thuê bao dưới bất kỳ hình thức nào, dù có thu phí hay không thu phí.

- Thông báo đầy đủ cho Bên B về sự thay đổi các thông tin sau đây trong Hợp đồng: địa điểm lắp đặt, thanh toán; Gói thuê bao, chuyển quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng, tạm ngừng,...

- Tuân thủ điều kiện, các quy định liên quan đến việc đăng ký, sử dụng đối với từng Gói thuê Bao. - Khiếu nại về việc cung cấp dịch vụ của Bên Btheo quy định pháp luật.

- Bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện Hơp đồng cung cấp dịch vụ này trong trường hợp đã thực hiện đầy đủ các cam kết của mình theo quy định tại Hợp đồng và thanh toán phí cho phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Trang 94 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)