TT Chỉ báo
1 CBTT tài chính bắt buộc về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 2 CBTT tài chính bắt buộc về chính sách kế tốn
3 CBTT tài chính bắt buộc về tài sản 4 CBTT bắt buộc về nợ phải trả. 5 CBTT bắt buộc về vốn chủ sở hữu.
6 CBTT bắt buộc về kết quả hoạt động kinh doanh. 7 CBTT bắt buộc về báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Nguồn: NCS tổng hợp
Theo kết quả thống kê có thể thấy thơng tin về đặc điểm hoạt động của doanh
nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và tuyên bố về khả năng so sánh thông tin trên BCTC là 2 loại thơng tin có mức độ cơng bố thấp nhất. Theo quy
định của thông tư 155/2015/TT-BTC doanh nghiệp phải tun bố các thơng tin trên
BCTC có so sánh được hay khơng và nếu khơng so sánh được thì phải nêu rõ lý do tuy
nhiên chỉ có 15% các DNPTCNY được khảo sát tuyên bố về điều này. Trong những năm gần đây, khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự ảnh
hưởng của nhiều yếu tố trong đó sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid19 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường trong nước và quốc tế làm thay đổi quy mô doanh
nghiệp nhưng chỉ có 21% DNPTCNY cơng bố về thơng tin này là con số rất nhỏ. Kết quả thống kê các chỉ tiêu nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và khoản tương đương tiền; nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho; nguyên tắc kế toán nợ phải trả; nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu; nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu đạt mức độ CBTT là 100% do đây là các chỉ tiêu phát sinh thường xuyên trong
các DNPTCNY. Tuy nhiên, một số các chỉ tiêu khác thường xuyên phát sinh nhưng vẫn chưa được các DN chấp hành cơng bố đầy đủ như ngun tắc kế tốn giá vốn hàng bán; nguyên tắc kế tốn chi phí tài chính; ngun tắc kế tốn chi phí bán hàng, chi phí QLDN; ngun tắc ghi nhận và vốn hố các khoản chi phí đi vay bởi vì khi đối chiếu số liệu trên BCĐKT và BCKQHDKD của doanh nghiệp có phát sinh các khoản mục này nhưng trong thuyết minh BCTC lại không đề cập.
Mức độ công bố TTTC bắt buộc về tài sản đạt 73,96% trong đó thấp nhất là các thơng tin tóm tắt tình hình hoạt động của cơng ty con, cơng ty liên doanh, liên kết trong kỳ và giao dịch trọng yếu giữa doanh nghiệp với các công ty con, công ty liên doanh, liên kết trong kỳ. Thông tin về giá trị hợp lý của các khoản đầu tư tài chính dài hạn và giá trị hợp lý của BĐS đầu tư tại thời điểm kết thúc niên độ đạt mức độ CBTT tương ứng là 15,21% và 10,6% tuy nhiên nội dung cơng bố hầu hết chỉ giải trình lý do khơng xác định được giá trị hợp lý như là “chưa đủ thông tin cần thiết để đánh giá giá trị hợp
lý” hay là “đang tìm kiếm cơng ty định giá để xác định giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư” hoặc “do chưa có hướng dẫn cụ thể, hơn nữa thị trường hoạt động để xác định giá trị hợp lý chưa phát triển nên thiếu căn cứ xác định”….
Thơng tin về trích lập dự phịng đã được quy định và hướng dẫn cụ thể về chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho tại Thơng tư 228/2009/TT- BTC ngày 7/12/2009 của BTC, sửa đổi bổ sung vào năm 2013. Thông tư mới nhất được ban han hành ngày 8/8/2019 hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá HTK, tổn thất các khoản đầu tư, nợ khó địi và bảo hành sản phẩm hàng hố, dịch vụ, cơng trình xây dựng tại doanh nghiệp nhưng thực tế mức độ CBTT đối với nội dung này vẫn chưa được DNPTCNY trình bày đầy đủ, thơng tin chi tiết dự phịng HTK chỉ đạt 18,98%. Qua khảo sát cho thấy DNPTCNY có trình bày chỉ tiêu dự phịng giảm giá HTK trên BCĐKT nhưng trong thuyết minh BCTC lại khơng trình bày chi tiết hoặc chỉ trình bày lại chỉ tiêu tổng hợp như đã trình bày trên BCĐKT. Theo ý kiến của một chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán, một số doanh nghiệp sử dụng khoản trích lập dự phịng nhằm mục đích điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ như trên BCTC hợp nhất năm 2019 của một công ty con của Petrolimex đã bị CTKT KPMG lưu ý về việc trích lập dự phịng
giảm giá hàng tồn kho 135 tỷ đồng nên đã làm cho giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ cùng lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp này giảm tương ứng từ đó ảnh hưởng giảm đến số thuế TNDN phải nộp làm ảnh hưởng đến việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính như ROA, ROE, chỉ số EPS là rất trọng yếu.
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, khoản phải thu khách hàng phát sinh thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu. Để quản lý tốt khoản mục này các doanh nghiệp thường theo dõi theo từng đối tượng, đặc biệt là đối với các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn vì nếu khơng kiểm sốt tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi, ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp. Việc công bố cụ thể các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn sẽ giúp cho người sử dụng thông tin biết được khách hàng lớn của DNPTCNY là những ai và nếu đó là khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính thì đó sẽ là thơng tin quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi nợ của DNPTCNY. Theo phản hồi của một số DNPTCNY, nguyên nhân hạn chế CBTT chi tiết khoản phải thu khách hàng chiếm 10% trở lên trên tổng doanh thu của khách là do doanh nghiệp không muốn tiết lộ thơng tin khách hàng lớn của doanh nghiệp vì lý do cạnh tranh.
Thông tin công bố về nợ phải trả được trình bày tương đối đầy đủ, trong đó các chỉ tiêu tổng hợp được trình bày với tỷ lệ cao cho đến tuyệt đối tuy nhiên vẫn còn một số nội dung được cơng bố ở mức thấp thậm chí khơng có DNPTCNY nào cơng bố như thơng tin nợ phải trả theo bộ phận mặc dù yêu cầu này đã được quy định trong chuẩn mực VAS 28. Các khoản phải trả người bán chiếm từ 10% trở lên trên tổng các khoản phải trả người bán được trình bày với mức độ 5,15%. Các khoản nợ vay tài chính chủ yếu được các DNPTCNY trình bày chi tiết theo khoản vay ngắn hạn hay dài hạn mà không được chi tiết theo thời gian vay như yêu cầu trong thông tư 200/TT-BTC. Thông tin tổng hợp về tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được các doanh nghiệp trình bày trên BCĐKT tương đối đầy đủ nếu có phát sinh tuy nhiên thơng tin chi tiết về những khoản này thì chỉ có 1% doanh nghiệp trình bày.
Thơng tin bắt buộc về vốn chủ sở hữu được các DNPTCNY công bố với mức độ 85,52% tuy nhiên thông tin về các khoản mục ngồi bảng cân đối kế tốn và thu nhập và chi phí, lãi lỗ được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu theo quy định của các chuẩn
mực kế tốn cụ thể được trình bày với mức thấp, tương ứng lần lượt với kết quả 1,25% và 6,27%.
Trong nhóm thơng tin bắt buộc về kết quả hoạt động kinh doanh, thông tin về doanh thu và thu nhập là các TTTC quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, phần lớn các nhà đầu tư khi đọc BCTC của doanh nghiệp đều tìm kiếm các thơng tin này đầu tiên. Vì vậy mức độ CBTT bắt buộc đối với nhóm thơng tin về kết quả hoạt động kinh doanh đạt 90,1%. Thông tin chi tiết về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại được cơng bố ở mức duới 9%.
Thông tin về dòng tiền được phản ánh trên BCLCTT giúp cho người sử dụng thấy được các dòng tiền thu và chi cho từng hoạt động của doanh nghiệp. Đối với những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thì việc đọc BCLCTT sẽ cảm thấy khó hiểu do tính phức tạp của các thơng tin trình bày trên báo cáo nhưng đối với các nhà đầu tư có kinh nghiệm và có kiến thức về tài chính thì cho rằng đây là báo cáo quan trọng và thông tin dịng tiền trên BCLCTT cịn quan trọng hơn thơng tin lợi nhuận trên BCKQKD vì nó phản ánh chính xác hơn tình trạng “sức khoẻ” của doanh nghiệp. Vì vậy, các mức độ CBTT của nhóm thơng tin này đạt 95,3% trong đó cơng bố thơng tin về dịng tiền của các hoạt động đạt 100%. Các thông tin đạt mức độ cơng bố thấp nhất trong nhóm này là các khoản tiền do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng; các giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong tương lai.
v Nhóm các DNPTCNY cơng bố TTTC theo IFRS
Theo kết quả khảo sát của tác giả về thực trạng công bố TTTC của 44 DNPTCNY dựa trên danh sách 50 DNNY tốt nhất trên TTCK Việt nam năm 2020 do Forbes công bố (loại trừ 6 DNNY trong lĩnh vực Ngân hàng, Chứng khốn và Bảo hiểm), chỉ có duy nhất CTCP Sữa Việt Nam công bố BCTC được lập theo IFRS trên BCTN.
BCTC theo IFRS lần đầu tiên của Vinamilk được lập vào năm 2005 và tiếp tục được lập định kỳ hàng quý/ hàng năm nhưng đến năm 2016 doanh nghiệp mới công bố báo cáo KQHĐKD và thu nhập khác trên BCTN. Năm 2017, doanh nghiệp cơng bố Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thu nhập toàn diện khác; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Năm 2019 doanh nghiệp tiếp tục rà soát cập nhật BCTC theo các chuẩn mực mới được ban hành bao gồm IFRS9, IFRS15, IFRS16. Cho đến năm 2020 và 2021
doanh nghiệp mới cập nhật chính sách kế tốn theo dự thảo chuẩn mực mới nhất của BTC và cập nhật đến các phòng ban nội bộ về việc sử dụng IFRS sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cách xây dựng ngân sách, đánh giá hiệu quả hoạt động. Dự kiến đến năm 2022 doanh nghiệp sẽ tiên phong áp dụng IFRS theo lộ trình của BTC.
CTCP Sữa Việt Nam là một doanh nghiệp có quy mơ rất lớn, nguồn lực tài chính dồi dào và nhiều kinh nghiệm quản lý tuy nhiên qua một thời gian dài thực hiện quá trình chuyển đổi BCTC áp dụng theo IFRS ngồi những lợi ích đem lại thì doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Theo ơng Lê Thành Liêm, Giám đốc tài chính, việc áp dụng IFRS đã giúp cho các thơng tin trình bày trên BCTC phản ánh rõ tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của DN so với các DN cùng ngành; (i) thuận tiện cho việc đánh giá các DN mục tiêu cho mục đích mua bán và sáp nhập; (ii) thuận lợi cho việc cung cấp số liệu tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài, dễ dàng tiếp cận thị trường vốn quốc tế; (iii) tạo điều kiện cho đội ngũ nhân sự tiếp cận với cách làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế, sẵn sàng cho việc áp dụng IFRS trong thời gian tới. Tuy nhiên, ngồi những giá trị lợi ích mà IFRS mang lại thì bản thân doanh nghiệp cũng nhận thấy những khó khăn (i) DN phải nâng cấp hệ thống phần mềm và công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng được yêu cầu cập nhật thơng tin nhanh chóng và kịp thời do có sự khác biệt giữa IFRS và VAS; (ii) Do IFRS yêu cầu nhiều đến đánh giá giá trị hợp lý theo giá thị trường nên cơng tác định giá địi hỏi người làm kế tốn phải có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế về vấn đề này vì vậy đó là một thách thức lớn đối với nguồn nhân lực hiện có tại DN; (iii) Địi hỏi một khoản chi phí lớn do phải duy trì song song hai hệ thống BCTC, đào tạo nhân lực, chi phí kiểm tốn, định giá…
Theo kết quả phỏng vấn chuyên gia có thể thấy các DNPTCNY đều nhận thấy vai trị và lợi ích khi áp dụng cơng bố TTTC theo IFRS tuy nhiên những khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS là không nhỏ, bao gồm thị trường hoạt động, năng lực nhân sự của cơng ty và những chi phí phát sinh. Đó cũng là những ngun nhân làm cho số lượng DNPTCNY thực hiện cơng bố TTTC theo IFRS cịn hạn chế về số lượng.
2.3.2.2. Cơng bố thơng tin tài chính tự nguyện trên báo cáo thường niên
Thơng tin tài chính tự nguyện không được quy định cụ thể trong các văn bản quản lý mà là những thông tin bổ sung được các doanh nghiệp cơng bố nhằm giải thích và bổ sung các thơng tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính hay những vấn đề khác góp phần giúp người sử dụng có thể hiểu rõ về thực trạng của doanh
nghiệp. Hệ thống danh mục thơng tin tài chính tự nguyện được tác giả sử dụng trong luận án để khảo sát thực trạng CBTT tự nguyện được kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Phạm Đức Hiếu & Nguyễn Thị Hương Lan (2015)[108]; Đặng Thị Thuý Hằng (2016)[7] và kết quả khảo sát từ phiếu điều tra. Kết quả thống kê mức độ CBTT tài chính tự nguyện được thể hiện trong bảng 2.7.