Tổng quan về thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp phi tài chính niêm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84 - 86)

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam

Ngày 28/11/1996, UBCKNN được thành lập theo Nghị định số 75/CP, trải qua 25 năm thành lập và hơn 21 năm vận hành, TTCK đã trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Nếu như năm 2000, hầu hết vốn của các doanh nghiệp được vay từ hệ thống ngân hàng với dư nợ tín dụng khoảng 40% GDP và hoạt động huy động vốn trên TTCK hầu như chưa xuất hiện thì sau 21 năm hoạt động, TTCK đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Quy mô vốn hóa TTCK liên tục tăng trưởng qua các giai đoạn. Năm 2000, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu/GDP chiếm 0,22%, năm 2010 tăng lên 33,52% và tại ngày 31/12/2021 đạt 123,4% GDP. Giá trị giao dịch bình quân hàng ngày từ chỗ rất nhỏ, đến nay đã vượt con số 1 tỷ USD/phiên, vươn lên đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN.

Ước tính trong 20 năm qua, vốn hoá thị trường chứng khoán đã tăng trưởng

ở mức trung bình hơn 50%/năm, chỉ số VN Index đạt mức 1.500,81 điểm vào ngày 25/11/2021, cao nhất trong 21 năm hoạt động. Thanh khoản của thị trường năm 2021 liên tục đạt những kỷ lục mới, giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 21.593 tỷ đồng và 737,29 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng 247,27% về giá trị và 120,43% về khối lượng bình quân so với năm 2020. Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng, tương đương 92,77% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành) tăng 43,06% so với cuối năm 2020. TTCK phát triển mạnh mẽ đã giúp cơ cấu lại hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng cân đối, bền vững hơn. Ước tính tỷ trọng vốn hóa khu vực chứng khoán trong tổng tài sản hệ thống tài chính hiện nay ở mức khoảng 30,6% cao hơn nhiều so với tỷ trọng 21% vào năm 2010. Không những vậy, TTCK cũng đã chứng minh vai trò ngày càng quan trọng trong

huy động vốn, cung ứng vốn trung, dài hạn cho phát triển kinh tế. Năm 2006, TTCK mới huy động được 40 nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế thì con số này đến năm 2021 đã đạt trên 444 nghìn tỷ đồng. Thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam. Thống kê của VSD cho thấy, tính đến hết ngày 31/12/2021, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong năm 2021 đạt 1.552.634 tài khoản, bằng con số của hơn 4 năm trước cộng lại. Giai đoạn đầu của TTCK Việt Nam chỉ có 3.000 tài khoản chứng khoán thì cho đến nay đạt trên 4,3 triệu tài khoản. Đặc biệt, giá trị danh mục đầu tư của nhà ĐTNN đã tăng khoảng gấp 6,5 lần trong vòng 10 năm qua và hiện đạt khoảng 50 tỷ USD. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán được mở mới tăng mạnh cho thấy triển vọng và tính hấp dẫn của TTCK Việt Nam, góp phần trong việc duy trì thanh khoản của thị trường. Đơn vị tính: Tỷ đồng 7.000.000 6.000.000 5.000.000 4.000.000 3.000.000 2.000.000 1.000.000 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 HOSE HNX

Biểu đồ 2.1: Giá trị vốn hoá trên thị trường chứng khoán 2015 -2021

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu của UBCKNN)

2.1.2. Khái quát về các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trườngchứng khoán Việt Nam chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp phi tài chính niêm yết là CTCP không thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng trở lên căn cứ trên BCTC gần nhất được kiểm toán, đồng thời giá trị

vốn hoá đạt tối thiểu 30 tỷ đồng tính theo bình quân gia quyền giá thanh toán cổ phiếu trong đợt chào bán ra công chúng gần nhất….Mục đích chính của các DNPTC

khi niêm yết trên TTCK là huy động vốn nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy các doanh nghiệp này thường có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, đa ngành, đa lĩnh vực và có mối quan hệ tài chính phức tạp hơn so với các doanh nghiệp không niêm yết. Cơ cấu cổ đông của DNPTCNY đông đảo về số lượng, đa dạng về trình độ và thành phần bao gồm cổ đông trong nước, nước ngoài; tổ chức, cá nhân; sở hữu của nhà nước.

Cổ phiếu của các DNPTCNY chính là hàng hoá trên TTCK vì vậy kết quả hoạt động SXKD của DNPTCNY sẽ phản ánh chất lượng hàng hoá trên thị trường và ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK. Do đó, hoạt động của DNPTCNY được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống pháp luật về Kế toán, Luật chứng khoán, Luật doanh nghiệp, Luật kiểm toán độc lập, chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp lý có liên quan. Ngoài ra, các DNPTCNY còn chịu sự quản lý và yêu cầu CBTT một cách chặt chẽ về nội dung, thời gian và hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w