Thống kê số lượng BCTC có ý kiến không chấp nhận toàn phần

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 104 - 107)

CBTT bị chồng chéo dẫn đến chậm thời hạn CBTT.

Ngoài tuân thủ các vấn đề về thời gian CBTT, phương tiện CBTT thì quy định về nội dung CBTT cũng cần phải xem xét và đánh giá, đặc biệt là các TTTC vì đây là các thông tin quan trọng nhất, được quy định bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. TTTC của các DNPTCNY được giám sát tương đối chặt chẽ thông qua hệ thống các quy định quản lý về CBTT trong đó kiểm toán độc lập đóng vai trò quan trọng trong việc xác thực các TTTC của các DNPTCNY trước khi công bố ra thị trường. Vì vậy, để đánh giá tuân thủ quy định quản lý công bố TTTC của các DNPTCNY trên TTCK luận án đã tiến hành khảo sát báo cáo kiểm toán đính kèm BCTC của DNPTCNY để đánh giá mức độ tuân thủ nội dung công bố TTTC của các DNPTCNY. BCTC của DNPTCNY được CTKT có ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ được đánh giá là tuân thủ quy định quản lý, ngược lại DNPTCNY có BCTC không được CTKT có ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ được coi là không tuân thủ quy định quản lý CBTT tài chính.

Bảng 2.1: Thống kê số lượng BCTC có ý kiến không chấp nhận toàn phầnSở giao dịch Sở giao dịch

HNX HSX

Nguồn: tác giả tổng hợp

BCTC có ý kiến của CTKT không chấp nhận toàn phần có thể ở các cấp độ khác

nhau. Ở cấp độ từ chối đưa ra ý kiến như trường hợp công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện kiểm toán BCTC hợp nhất và riêng năm 2019 của CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVX với nguyên nhân CTKT không thu thập được bằng chứng kiểm toán thích hợp

để đưa ra ý kiến kiểm toán về việc doanh nghiệp có lỗ luỹ kế lớn, nợ phải trả ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn, thiếu hụt nguồn vốn lưu động để thanh toán nợ đến hạn…Tại Sở GDCK TPHCM, công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt đã từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC hợp nhất và riêng năm 2019 của CTCP Landmark Holding với nguyên nhân là đến thời điểm phát hành báo cáo, đơn vị kiểm toán chưa nhận được thư xác nhận hàng loạt các khoản mục phải thu ngắn hạn của khách hàng (53,5 tỷ đồng), trả trước cho người bán ngắn hạn (214,2 tỷ đồng), người mua trả tiền trước ngắn hạn (134,8 tỷ đồng)… Cấp độ từ chối đưa ra ý kiến là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao về chất lượng tài sản, dòng tiền, lợi nhuận mà doanh nghiệp công bố không đủ độ tin cậy, tương ứng với việc nhà đầu tư có nguy cơ gặp rủi ro lớn khi đầu tư vào những doanh nghiệp này.

Cấp độ phổ biến hơn so với cấp độ đưa ý kiến từ chối là kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ hay ý kiến chấp nhận từng phần. Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Năm 2019, công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện kiểm toán BCTC năm của CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (CII) đã phát hiện có chênh lệch lớn với BCTC tự lập, trong quá trình làm việc xuất hiện nhiều khác biệt về quan điểm giữa đơn vị kiểm toán và CII liên quan đến việc ghi nhận doanh thu và chi phí, nếu CII giữ nguyên quan điểm, chấp nhận cho đơn vị kiểm toán nêu ý kiến ngoại trừ sẽ gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với CII và các cổ đông của CII.

Như vậy, có thể thấy với vị trí là bên độc lập kiểm tra, đánh giá số liệu tài chính, kế toán của DNPTCNY, KTĐL có vai trò giúp thị trường nhìn ra thực trạng về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có nhiều câu hỏi đặt ra về việc có bao nhiêu DNPTCNY thực sự làm nghiêm túc và đảm bảo đúng theo chuẩn mực BCTC. Có bao nhiêu công ty KTĐL chỉ ra những bất thường tại doanh nghiệp bởi thực tế số lượng BCTC có ý kiến không chấp nhận toàn phần chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng DNPTCNY.

2.3.2. Thực trạng về nội dung công bố thông tin tài chính trên báo cáo thườngniên niên

2.3.2.1. Công bố thông tin tài chính bắt buộc trên báo cáo thường niên

v Thực trạng công bố TTTC bắt buộc trong Báo cáo tình hình hoạt động

Thực trạng công bố TTTC bắt buộc trong Báo cáo tình hình hoạt động trong năm của DNPTCNY được thể hiện cụ thể tại phụ lục 24a. Kết quả khảo sát cho thấy các chỉ tiêu tài chính như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm; các chỉ tiêu về tình hình tài chính; các chỉ tiêu tài chính chủ yếu đạt mức độ CBTT tuyệt đối là 100%. Tuy nhiên, các nội dung về phân tích, đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu này so với kế hoạch hoặc so với các năm liền kề lại không được các DNPTCNY công bố một cách đầy đủ. DN công bố những nội dung này chỉ mang tính chất đối phó mà chưa có sự phân tích, đánh giá thật chi tiết, chính xác, sâu sắc tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Nhiều thông tin về doanh nghiệp còn chưa thực hiện đầy đủ, có dấu hiệu né tránh những thông tin không tích cực hay những khó khăn mà DN đang gặp phải. Cá biệt có DNPTCNY trình bày phần đánh giá nhận xét nhưng lại không công bố TTTC có liên quan đến phần nhận xét đánh giá như công ty cổ phần TMT.

Thông tin về tình hình thực hiện các dự án lớn đạt tỷ lệ 10%, thông tin này được doanh nghiệp trình bày theo tiến độ thực hiện giải ngân thực tế cho từng dự án tuy nhiên chưa có sự đối chiếu với kế hoạch vì vậy chưa có căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành tiến độ của dự án. Thông tin về nguyên nhân dẫn đến việc không đạt tiến độ đã công bố và cam kết của dự án đạt tỷ lệ 9,6%, trong đó các DNPTCNY thường chỉ đề cập đến nguyên nhân thuộc về khách quan như điều kiện kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án mà ít đưa ra nguyên nhân thuộc về chủ quan của DN. Thông tin về các khoản các khoản đầu tư lớn được thực hiện trong năm (bao gồm các khoản đầu tư tài chính và các khoản đầu tư dự án) đạt tỷ lệ 12,4% trong đó các DNPTCNY công bố các khoản đầu tư dự án là chủ yếu mà rất ít doanh nghiệp công bố các khoản đầu tư tài chính.

v Thực trạng công bố TTTC bắt buộc trong Báo cáo/ đánh giá của BGĐ

TTTC bắt buộc trong Báo cáo/ đánh giá của BGĐ được trình bày cụ thể tại phụ lục 24b. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ CBTT của các chỉ tiêu trong báo cáo này còn rất thấp, trong đó mức độ cao nhất đạt được là 52,9% và thấp nhất là 2%. Thông tin đánh giá vị thế/ so sánh hoạt động của DNPTCNY so với các doanh nghiệp cùng ngành giúp

NĐT thấy được vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh để thấy được khả năng phát triển của DN trong lĩnh vực đó nhưng mức độ CBTT đối với nội dung này chỉ đạt 16,9%. Thông tin về đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản; tình hình nợ hiện tại/ biến động lớn về các khoản nợ đạt mức độ CBTT lần lượt là 29,4% và 22,8% nhưng thực tế khi trình bày các thông tin này DNPTCNY đưa ra các thông tin đánh giá rất chung chung như là “không có sự biến động nhiều” còn phần lớn các DNPTCNY khác thì chỉ trình bày số liệu phản ánh tài sản và nợ phải trả mà không đưa ra bất cứ nhận xét đánh giá nào cũng như không trình bày chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản.

Thông tin về kế hoạch phát triển trong tương lai ở các giai đoạn ngắn hạn trung hạn và dài hạn có 12% DNPTCNY công bố nhưng chủ yếu là công bố kế hoạch ngắn hạn trong năm tiếp theo mà ít đưa ra định hướng phát triển trong trung hạn và dài hạn. Đối với kế hoạch ngắn hạn, DNPTCNY chỉ đưa ra thông tin giới thiệu về các dự án mới sẽ triển khai hoặc tiếp tục được thực hiện…mà không trình bày kế hoạch bằng những con số cụ thể.

v Thực trạng công bố TTTC bắt buộc trên BCTC

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w