Đánh giá chung kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng tại TP hồ chí minh (Trang 72 - 74)

So với các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy nghiên cứu này có kết quả khá tƣơng đồng. Nghiên cứu đã tìm thấy tác động tích cực của các yếu tố: Thái độ đối với hành vi mua xanh, nhận thức của ngƣời tiêu dùng về tính hiệu quả, mối quan tâm đến mơi trƣờng nhƣ các nghiên cứu của các tác giả trƣớc đây của các tác giả nhƣ: Kumar (2012), Lu (2014), Karunarathna et al. (2017), Vũ Anh Dũng và cộng sự (2012).

Trong nghiên cứu này, yếu tố nhận thức của ngƣời tiêu dùng về tính hiệu quả tác động đến hành vi mua sản phẩm xanh mạnh nhất với β = 0.577, trong nghiên cứu của Kumar (2012) thì hệ số này là β = 0.189. Nhƣ vậy, kết quả trong nghiên cứu này mức độ tác động của yếu tố nhận thức của ngƣời tiêu dùng về tính hiệu quả đối với hành vi mua sản phẩm xanh lớn hơn rất nhiều so với các nghiên cứu trƣớc. Yếu tố tác động mạnh thứ hai trong nghiên cứu này là yếu tố thái độ đối với hành vi mua xanh với β = 0.300, so với nghiên cứu của Kumar (2012) thì β = 0.579, nghiên cứu của Vũ Anh Dũng và cộng sự (2012) có β = 0.017. Kết quả trong nghiên cứu

65

này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Kumar (2012) nhƣng cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu của Vũ Anh Dũng và cộng sự (2012).

Yếu tố tác động mạnh thứ ba đến hành vi mua sắm sản phẩm xanh của ngƣời tiêu dùng TP.HCM đó là yếu tố ý thức sức khỏe với hệ số β = 0.280, so với nghiên cứu của Lu (2014) thì kết quả là β = 0.126. Kết quả của hai nghiên cứu này có sự chênh lệch không nhiều.

Yếu tố quan tâm môi trƣờng trong nghiên cứu này chứng minh đƣợc tác động cùng chiều với hành vi mua sắm sản phẩm xanh với hệ số β = 0.172, so với nghiên cứu của Karunarathna và cộng sự (2017) thì kết quả là β = 0.189. Kết quả của hai nghiên cứu này có giá trị gần bằng nhau.

Tuy nhiên, ở nghiên cứu này tác giả khơng tìm thấy đƣợc sự tác động của yếu tố chuẩn chủ quan (ảnh hƣởng xã hội) đối với hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh nhƣ trong nghiên cứu của Kumar (2012), Vũ Anh Dũng và cộng sự (2012), Lu (2014), Karunarathna và cộng sự (2017).

Nguyên nhân dẫn đến kết quả của các nghiên cứu có sự chênh lệch về các hệ số β có thể là do yếu tố văn hóa của mỗi khu vực khác nhau, đối tƣợng nghiên cứu khác nhau và thời điểm nghiên cứu khác nhau nên dẫn đến có sự khác nhau trong kết quả nghiên cứu.

Tóm lại, từ kết quả của việc phân tích đánh giá tình hình tiêu dùng sản phẩm xanh thực tế tại TP.HCM thông qua các thông tin số liệu thứ cấp, kết hợp với kết quả kiểm định mơ hình ta thấy rằng các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của ngƣời tiêu dùng TP.HCM bao gồm hai thành phần chính là các yếu tố khách quan bên ngoài ngƣời tiêu dùng và các yếu tố chủ quan thuộc bên trong ngƣời tiêu dùng, cụ thể nhƣ sau:

- Các yếu tố khách quan bên ngồi ngƣời tiêu dùng đó là giá bán sản phẩm xanh, địa điểm phân phối sản phẩm xanh, chất lƣợng và chủng loại sản phẩm xanh, các chƣơng trình truyền thơng về sản phẩm xanh.

66

- Các yếu tố thuộc bên trong ngƣời tiêu dùng là thái độ của ngƣời tiêu dùng đối với hành vi mua xanh, nhận thức của ngƣời tiêu dùng về tính hiệu quả của sản phẩm xanh và tiêu dùng xanh, mối quan tâm về sức khỏe và môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng tại TP hồ chí minh (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)