Sơ đồ thu và phân tích mẫu nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi theo tháng của hàm lượng, chất lượng carrageenan và hoạt tính lectin từ rong đỏ betaphycus gelatinus (Trang 44 - 46)

Hình 2.3. Sơ đồ thu và phân tích mẫu nước Mẫu nước Mẫu nước

Vì điều kiện thu mẫu khó khăn, mẫu nước được thu hàng tháng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2021 tại cùng vị trí và cùng thời điểm thu mẫu rong ở Ninh Thuận. Mỗi lần thu 3 mẫu nước ở tầng đáy, tầng giữa và tầng trên để lấy giá trị trung bình, đựng mẫu trong chai nhựa PE (đã xử lý). Nhiệt độ nước biển được đo tại vị trí thu mẫu bằng nhiệt kế thủy ngân. Sau khi thu, các mẫu nước được giữ lạnh trong thùng xốp với đá khô và chuyển về phịng thí nghiệm và giữ lạnh ở -20 oC cho đến khi phân tích các yếu tố mơi trường. Độ pH của nước biển được đo bằng máy đo pH 827pH Lab của Metrohm - Thụy Sỹ. Độ mặn được đo bằng khúc xạ kế cầm tay S/Mill của Atago - Nhật Bản. 2.3. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT

2.3.1. Phương pháp chiết carrageenan tự nhiên

Chiết carrageenan tự nhiên theo phương pháp của Hellebust và Craige (1978) [14].

2 g bột rong khô được chiết với 200 mL 0,5 M NaHCO3 ở 90 °C trong 2 giờ với sự khuấy trộn thường xuyên. Hỗn hợp được lọc thô qua túi vải và lọc tinh bằng lọc hút chân không với chất trợ lọc diatomite. Dịch lọc được kết tủa với 50 mL dung dịch 2 % cetyltrimethylammonium bromide (Cetavlon) qua đêm. Ly tâm thu tủa, rửa tủa 3 lần với dung dịch CH3COONa bão hòa để loại bỏ Cetavlon, tiếp tục rửa tủa 3 lần trong ethanol 95 % để loại bỏ CH3COONa. Thu hồi carrageenan trong đĩa pertri và làm khô ở 60 °C trong 24 giờ. Thu mẫu và giữ ở -20 oC cho đến khi dùng.

Sơ đồ tóm tắt quy trình chiết carrageenan tự nhiên được trình bày trong Hình 2.4.

Sấy 60oC, 24 giờ

Rửa 3 lần với ethanol 95 %

Rửa 3 lần với CH3COONa bão hòa trong ethanol

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi theo tháng của hàm lượng, chất lượng carrageenan và hoạt tính lectin từ rong đỏ betaphycus gelatinus (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)